Loading

11:06 - 06/11/2024

Giáo viên có phải trực trường không?

Giáo viên trực trường vào những ngày lễ thì tiền lương tính như thế nào? Giáo viên có phải đi trực ngày chủ nhật không? Hiện có rất nhiều trường hợp buộc giáo viên phải trực ngày chủ nhật và cả ban đêm?

Nội dung chính

    Giáo viên có phải trực trường không?

    Điều 72 Luật Giáo dục 2005 quy định Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

    1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

    2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

    3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

    4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

    5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, Khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì:

    1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

    a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

    b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

    c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

    d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

    2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

    a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

    b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

    c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

    d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

    Bổ sung khoản 2a, Điều 5 như sau:

    “2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

    a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;

    b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;

    c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

    d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.

    3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

    a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

    b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

    Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

    Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên không có nhiệm vụ trực cuối tuần và ban đêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nhà trường có thể điều động giáo viên làm thêm giờ
    và khi đó, giáo viên sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật Viên chức 2010.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    237
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ