Loading

08:30 - 09/11/2024

Hành vi không chấp hành quyết định kiểm toán nhà nước bị xử phạt hành chính như thế nào?

Xin hỏi xử phạt hành chính thế nào đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm toán nhà nước?

Nội dung chính

    Hành vi không chấp hành quyết định kiểm toán nhà nước bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2023) có quy định về xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ như sau:

    Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký biên bản kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm toán.

    Tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2023) có quy định:

    Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

    ...

    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    ...

    Như vậy, người ành vi không chấp hành quyết định kiểm toán nhà nước bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    (Hình từ Internet)

    Mức phạt hành chính hành vi cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước là bao nhiêu?

    Tại khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2023) có quy định về xử phạt hành chính hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước như sau:

    Hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    1. Mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;

    2. Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.

    Tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2023) có quy định:

    Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

    ...

    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    ...

    Như vậy, mức phạt hành chính hành vi cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Các hành vi nào vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?

    Theo Điều 5 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2023) quy định các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước như sau:

    - Các hành vi bị nghiêm cấm:

    +) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;

    +) Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;

    +) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

    +) Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;

    +) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.

    +) Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.

    - Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán:

    +) Chấp hành quyết định kiểm toán.

    +) Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện, quyết toán vốn, quản lý dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán nhà nước theo yêu cầu.

    +) Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

    +) Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu liên quan đến nội dung kiểm toán.

    +) Ký biên bản kiểm toán.

    +) Thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; thực hiện biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động của mình theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện kết luận, kiến nghị đó cho Kiểm toán nhà nước.

    +) Trong thời gian giải quyết khiếu nại, đơn vị được kiểm toán vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

    +) Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí năm sau cho Kiểm toán nhà nước.

    +) Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm cho Kiểm toán nhà nước.

    +) Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về thời gian, nơi nhận báo cáo theo quy định của pháp luật.

    - Hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước:

    +) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

    +) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, đồng thời gửi báo cáo kết quả cho Kiểm toán nhà nước.

    +) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan khác của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu để phục vụ cho Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    102