Loading

15:25 - 08/01/2025

Mẫu dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? Trường trung học cơ sở có tối thiểu bao nhiêu lớp?

Tham khảo mẫu dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở là gì?

Nội dung chính

    Mẫu dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc?

    Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc là nội dung được học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7.

    Dưới đây là dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc mà học sinh có thể tham khảo để viết bài băn biểu cảm:

    Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

    I. Mở bài

    1. Giới thiệu đối tượng biểu cảm:

    - Đó có thể là một con người cụ thể (người thân, thầy cô, bạn bè) hoặc một sự việc đặc biệt (một kỷ niệm, một sự kiện đáng nhớ).

    - Nêu cảm xúc chung của bản thân đối với đối tượng đó.

    Ví dụ:

    “Mỗi lần nhớ đến người bà kính yêu của mình, lòng tôi lại dâng trào một nỗi nhớ thương và sự biết ơn vô bờ bến.”

    2. Dẫn dắt vào nội dung chính:

    Gợi mở một cách khéo léo về những điều sẽ trình bày trong thân bài.

    II. Thân bài

    1. Miêu tả về đối tượng (con người hoặc sự việc):

    - Đối với con người:

    + Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, nét mặt, giọng nói.

    + Miêu tả tính cách, hành động đặc trưng.

    - Đối với sự việc:

    + Miêu tả khung cảnh, thời gian, không gian, diễn biến cụ thể của sự việc.

    Ví dụ:

    “Bà tôi không cao, lưng đã hơi còng, mái tóc bạc trắng như cước, giọng nói hiền từ và ấm áp.”

    2. Kể lại kỷ niệm hoặc chi tiết liên quan đến đối tượng:

    - Kể một hoặc vài kỷ niệm sâu sắc, những tình huống cụ thể để làm nổi bật đối tượng và tình cảm của mình.

    Ví dụ:

    “Tôi nhớ mãi những buổi chiều hè, bà ngồi đan len dưới gốc cây bưởi, vừa đan vừa kể chuyện cổ tích cho tôi nghe.”

    3. Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ:

    - Cảm xúc chân thành của bản thân khi nghĩ về đối tượng đó (yêu mến, kính trọng, biết ơn, tự hào, xúc động, hạnh phúc, tiếc nuối...).

    - Những suy ngẫm, bài học rút ra từ con người hay sự việc đó.

    Ví dụ:

    “Bà đã dạy tôi sự kiên nhẫn và lòng bao dung. Dù bao năm đã trôi qua, hình ảnh bà vẫn luôn ở trong tim tôi.”

    III. Kết bài

    - Khẳng định lại tình cảm, ấn tượng của mình:

    + Nêu lại cảm xúc sâu sắc nhất đối với đối tượng biểu cảm.

    + Đối với con người: Lời chúc, lời hứa, hoặc mong ước tốt đẹp.

    + Đối với sự việc: Cảm xúc tiếc nuối hay trân trọng kỷ niệm.

    Ví dụ:

    “Bà mãi là điểm tựa ấm áp trong trái tim tôi, là động lực để tôi sống tốt hơn mỗi ngày.”

    - Mở rộng suy nghĩ:

    Liên hệ với những giá trị chung trong cuộc sống, kêu gọi sự đồng cảm hoặc trân trọng những điều tốt đẹp.

    * Lưu ý khi viết:

    - Kết hợp giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm một cách linh hoạt.

    - Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ giàu cảm xúc, câu văn giàu hình tượng.

    - Tránh kể lan man, tập trung vào những chi tiết tiêu biểu nhất.


    Mẫu dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? Trường trung học cơ sở có tối thiểu bao nhiêu lớp?

    Mẫu dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? Trường trung học cơ sở có tối thiểu bao nhiêu lớp? (Hình từ Internet)

    Trường trung học cơ sở có tối thiểu bao nhiêu lớp?

    Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về quy mô của trường trung học cơ sở như sau:

    Địa điểm, quy mô, diện tích
    ...
    2. Quy mô
    a) Trường trung học cơ sở có quy mô tối thiểu 08 lớp và tối đa 45 lớp;
    b) Căn cứ điều kiện các địa phương, có thể bố trí các điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Bố trí không quá 02 điểm trường, mỗi điểm trường không ít hơn 03 lớp.
    ...

    Như vậy, theo quy định trên thì trường trung học cơ sở có tối thiểu 08 lớp học.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở là gì?

    Căn cứ Điều 3 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì trường trung học trường trung học có nhiệm vụ và quyền hạm sau:

    - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.

    - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

    - Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

    - Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.

    - Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.

    - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

    - Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    11
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ