Loading

11:18 - 18/12/2024

Một số điểm mới về khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 23/2023/TT-BTC thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC?

Những điểm mới về khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 23/2023/TT-BTC thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC là gì?

Nội dung chính

    Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn xác định tài sản cố định?

    Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định tiêu chuẩn xác định tài sản là tài sản cố định được quản lý, tính hao mòn, khấu hao tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi thỏa mãn 02 điều kiện:

    - Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;

    - Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên;

    Tuy nhiên đối với tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thì chỉ được xác định là tài sản cố định khi đáp ứng 02 điều kiện:

    - Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;

    - Đáp ứng điều kiện về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

    Một số điểm mới về khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 23/2023/TT-BTC thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC?

    Một số điểm mới về khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 23/2023/TT-BTC thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC?

    Sửa đổi, bổ sung quy định về việc phân loại tài sản cố định?

    Về định nghĩa tài sản cố định vô hình:

    Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:

    - Loại 1: Quyền sử dụng đất.

    - Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

    - Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

    - Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

    - Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

    - Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

    Như vậy, so với quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BTC thì quy định mới không phân loại tài sản cố định vô hình theo loại tài sản cố định vô hình khác.

    Về tài sản cố định theo nguồn gốc hình thành tài sản:

    Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC, tài sản cố định phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản gồm:

    - Tài sản cố định hình thành do mua sắm.

    - Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng.

    - Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển.

    - Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại (bao gồm cả trường hợp nhà cung cấp đổi tài sản cũ bằng tài sản mới sau một thời gian sử dụng theo chính sách của nhà sản xuất/nhà cung cấp).

    - Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi trên sổ kế toán).

    - Tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết.

    - Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

    Như vậy, quy định mới bổ sung tiêu chí phân loại tài sản theo nguồn gốc hình thành tài sản: Tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

    Sửa đổi quy định tài sản cố định đặc thù:

    Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC về tài sản cố định đặc thù như sau:

    Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm...), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

    Theo đó, so với Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định tại Thông tư 23/2023/TT-BTC bổ sung tài sản cố định đặc thù là tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm,…

    Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định nêu trên, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-BTC) để thống nhất quản lý.

    Bỏ 02 loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao, trong đó 04 loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao gồm:

    - Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định 151/2017/NĐ-CP;

    - Tài sản cố định đặc thù theo quy định;

    - Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;

    - Tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

    So với quy định hiện hành tại Thông tư 45/2018/TT-BTC thì Thông tư 23/2023/TT-BTC bỏ 02 loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao là tài sản cố định đang thuê sử dụng và tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước.

    Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/6/2023.

    saved-content
    unsaved-content
    100