Loading

14:11 - 18/12/2024

Tài sản được xác định là tài sản cố định tại doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định?

Tài sản được xác định là tài sản cố định tại doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Nội dung chính

    Tài sản được xác định là tài sản cố định tại doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

    Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định nội dung này như sau:

    Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định
    1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
    a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
    b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
    c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
    Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
    Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
    Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
    2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:
    Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.
    ...

    Như vậy, tài sản tại doanh nghiệp đáp ứng đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

    - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

    - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

    Tài sản được xác định là tài sản cố định tại doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

    Tài sản được xác định là tài sản cố định tại doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

    Tài sản cố định vô hình tại doanh nghiệp được xác định dựa trên những tiêu chuẩn nào?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

    Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định
    ...
    2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:
    Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.
    Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
    Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
    a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
    b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
    c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
    d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
    đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
    e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
    g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

    Như vậy, mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn được đề cập ở phần trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

    Nguyên tắc quản lý tài sản cố định tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?

    Nguyên tắc quản lý tài sản cố định được quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

    - Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

    - Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

    Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

    - Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

    - Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

    saved-content
    unsaved-content
    42