Loading

11:53 - 18/12/2024

Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có được xem là tài sản cố định khi có nguyên giá từ 10 triệu đồng kể từ ngày 30/7/2022?

Ban tư vấn cho tôi hỏi vấn đề sau: tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thì có rất nhiều loại. Vậy trong đó tài sản như thế nào thì sẽ đảm bảo tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định của pháp luật? Mong nhận được lời giải đáp từ Ban tư vấn.

Nội dung chính

    Có bao nhiêu loại tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định hiện nay?

    Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 4. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
    1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm đất gắn với tài sản) gồm:
    a) Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường;
    b) Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ;
    c) Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ;
    d) Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ;
    đ) Trạm kiểm tra tải trọng xe;
    e) Trạm thu phí đường bộ;
    g) Bến xe;
    h) Bãi đỗ xe;
    i) Nhà hạt quản lý đường bộ;
    k) Trạm dừng nghỉ;
    l) Kho bảo quản vật tư dự phòng;
    m) Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS);
    n) Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng;
    o) Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ;
    p) Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
    2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.”

    Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những loại tài sản được liệt kê theo quy định nêu trên.

    Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xem là tài sản cố định khi có nguyên giá từ 10 triệu đồng kể từ ngày 30/7/2022?

    Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xem là tài sản cố định khi có nguyên giá từ 10 triệu đồng kể từ ngày 30/7/2022?

    Từ ngày 30/7/2022, tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có nguyên giá từ 10 triệu đồng là tài sản cố định?

    Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định như sau:

    “Điều 3. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
    1. Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, 1, m, 0 và 2 khoản 1 Điều 4 Nghị định số 33/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Nghị định số 33/2014/NĐ-CP) có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây là tài sản cố định:
    a) Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;
    b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
    2. Trường hợp một hệ thống tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này là một tài sản cố định.”

    Theo đó, để xác định tài sản cố định trong giao thông đường bộ cần phải đảm bảo cả hai tiêu chuẩn được nêu theo quy định như trên.

    Xử lý tài sản giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định như sau:

    “Điều 4. Quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
    1. Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3 Thông tư này phải được lập hồ sơ tài sản để quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
    2. Kế toán tài sản hạ tầng giao thông đường bộ phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại và hao mòn lũy kế của tài sản.
    3. Cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm:
    a) Lập thẻ tài sản, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được giao quản lý theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành;
    b) Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);
    c) Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
    4. Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính hết hao mòn theo quy định thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này cho đến khi được xử lý theo quy định.
    5. Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng tiếp tục sử dụng được thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và không phải tính hao mòn.
    Trường hợp tài sản hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng sau đó thuộc trường hợp phải thay đổi nguyên giá theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này thì phải tính hao mòn cho thời gian sử dụng còn lại (nếu có) sau khi thay đổi nguyên giá. .
    6. Trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi và tính hao mòn tài sản theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn cho thuê quyền khai thác.
    7. Trường hợp chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thì trong thời gian chuyển nhượng, cơ quan được giao quản lý tài sản (bên chuyển nhượng) có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng theo quy định; không thực hiện tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này.
    Khi hết thời hạn chuyển nhượng, cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp nhận lại tài sản theo Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ và quy định của pháp luật, thực hiện xác định lại nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản để thực hiện quản lý, sử dụng, tính hao mòn theo quy định tại Nghị định số 33/2019/NĐ-CP và Thông tư này”

    Theo đó, việc quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện như quy định trên. Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính hết hao mòn thì cơ quan nào được giao quản lý tài sản đó sẽ phải tiếp tục quản lý, theo dõi và bảo quản tài sản theo quy định pháp luật.

    Thông tư 35/2022/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 30/7/2022.

    saved-content
    unsaved-content
    58