Loading

10:34 - 02/01/2025

Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025 theo Nghị định 168/2024

Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025 theo Nghị định 168/2024? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định 168/2024?

Nội dung chính

    Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025 theo Nghị định 168/2024?

    Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

    Chấp hành báo hiệu đường bộ
    4. Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
    a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
    b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
    c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

    Theo đó, tín hiệu giao thông màu đỏ là tín hiệu cấm đi, vì vậy người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi gặp đèn đỏ sẽ không được rẽ phải, trừ trường hợp có biển báo phụ cho phép được rẽ phải.

    (1) Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

    Theo điểm c khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/NĐ-CP/2024 quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Vì vậy, mức phạt lỗi rẽ phải gặp đèn đỏ năm 2025 đối với xe máy sẽ là từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

    Đồng thời, theo điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/NĐ-CP/2024 quy định khi xe máy rẽ phải khi đèn đỏ còn bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe.

    (2) Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ đối với xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô

    Theo điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/NĐ-CP/2024 quy định phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Vì vậy, mức phạt lỗi rẽ phải gặp đèn đỏ năm 2025 đối với xe ô tô sẽ là từ 18 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

    Đồng thời, theo điểm b khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/NĐ-CP/2024 quy định khi xe ô tô rẽ phải khi đèn đỏ còn bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe.

    (3) Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ đối với xe máy chuyên dùng

    Theo điểm c khoản 7 Điều 8 Nghị định 168/NĐ-CP/2024 quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Vì vậy, mức phạt lỗi rẽ phải gặp đèn đỏ năm 2025 đối với xe máy chuyên dùng sẽ là từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

    Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025 theo Nghị định 168/2024Mức phạt lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2025 theo Nghị định 168/2024 (Hình từ Internet)

    Chấp hành báo hiệu đường bộ từ 2025 như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

    (1) Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

    (2) Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:

    - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

    - Tín hiệu đèn giao thông;

    - Biển báo hiệu đường bộ;

    - Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;

    - Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,

    cột Km, cọc H;

    - Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

    (3) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:

    - Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;

    - Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;

    - Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

    (4) Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:

    - Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

    - Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;

    - Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

    (5) Báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:

    - Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

    - Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

    - Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành;

    - Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

    - Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

    (6) Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

    (7) Cọc tiêu, tường bảo vệ để hướng dẫn cho người tham gia giao thông đường bộ biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

    (8) Rào chắn để ngăn không cho người, phương tiện qua lại.

    (9) Đinh phản quang, tiêu phản quang để thông tin, cảnh báo về phần đường, làn đường.

    (10) Cột Km, cọc H để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ về các thông tin của đường bộ.

    (11) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ để hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ.

    (12) Khi ở một vị trí vừa có biển báo hiệu đặt cố định vừa có biển báo hiệu tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu tạm thời.

    (13) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

    (14) Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết tại (3).

    Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định 168/2024?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:

    (1) Hình thức xử phạt

    - Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

    + Cảnh cáo;

    + Phạt tiền;

    + Tịch thu phương tiện được sử dụng đề vi phạm hành chính.

    - Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

    + Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    + Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

    (2) Biện pháp khắc phục hậu quả

    Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

    - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, trừ các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e, điểm n, điểm p khoản 2 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

    - Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vì phạm hành chính gây ra;

    - Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;

    - Buộc phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;

    - Buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị theo quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;

    - Buộc cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe theo quy định;

    - Buộc tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;

    - Buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, dây đai an toàn, ghế ngồi cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để cứu hộ, hỗ trợ cứu hộ trên xe theo đúng quy định;

    - Buộc tháo dỡ thiết bị âm thanh, ánh sáng lắp đặt trên xe gây mất trật tự. an toàn giao thông đường bộ:

    - Buộc cung cấp, cập nhật, truyền dẫn, lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe ô tô theo quy định;

    - Buộc điều chỉnh lại chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường của xe ô tô bị làm sai lệch;

    - Buộc khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe theo quy định;

    - Buộc thực hiện đúng quy định về biển số xe, quy định về kẻ hoặc dán chữ, số biển số, thông tin trên thành xe, cửa xe, quy định về màu sơn, biển bảo dấu hiệu nhận biết của xe;

    - Buộc khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;

    - Buộc thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đãng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hỏa cho phép chuyên chở được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;

    - Buộc làm thủ tục đổi, thu hồi, cấp mới, cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

    - Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;

    - Buộc đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.

    saved-content
    unsaved-content
    1870