Loading

11:05 - 24/11/2024

Người lao động bị tai nạn lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

Người lao động bị tai nạn lao động thì được người sử dụng lao động chi trả những khoản phí nào? Ngoài ra khi bị tai nạn lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

Nội dung chính

    Người lao động bị tai nạn lao động thì được người sử dụng lao động chi trả những khoản phí nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, người sử dụng lao động thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    - Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.

    - Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

    - Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    Người lao động bị tai nạn lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

    Người lao động bị tai nạn lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày? (Hình từ internet)

    Hồ sơ hưởng BHXH khi bị tai nạn lao động bao gồm những gì?

    Theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

    - Sổ bảo hiểm xã hội.

    - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

    - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

    - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Người lao động bị tai nạn lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

    Căn cứ tại Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về việc dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật như sau:

    Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
    1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
    Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
    2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
    a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
    b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
    c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
    3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Như vậy, thời gian nghỉ làm do điều trị tai nạn lao động sẽ không giới hạn số ngày nghỉ tối đa nhưng khi đã điều trị ổn định thì người lao động chỉ được nghỉ dưỡng sức thêm từ 05 - 10 ngày.

    Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ là gì?

    Căn cứ tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động như sau:

    - Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra.

    - Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra.

    - Không được tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.

     

    saved-content
    unsaved-content
    151