Loading

09:50 - 19/12/2024

Nguồn gốc ra đời của nhà nước là gì?

Trong môn lý luận nhà nước và pháp luật nguồn gốc ra đời của nhà nước theo các học thuyết phi Mác Xít và theo chủ nghĩa Mác Lênin là gì?

Nội dung chính


    Nguồn gốc ra đời của nhà nước là gì?

    1. Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo các học thuyết phi Mác Xít

    Các học thuyết phi Mác xít về nguồn gốc ra đời của nhà nước bao gồm:

    - Thuyết thần quyền: thuyết này cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.

    - Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng. Thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.

    - Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.

    - Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…

    - Thuyết Khế ước xã hội: Nhà nước ra đời là kết quả của một thoả thuận xã hội (khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên của xã hội với nhau.

    Quyền lực nhà nước thuộc về các công dân, vì lợi ích của các công dân. Trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước này và ký kết khế ước mới, một nhà nước mới ra đời.

    2. Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo học thuyết Mác-Lê-nin

    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

    Chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, với các tiền đề về kinh tế (tư hữu xuất hiện), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không thể tự điều hoà được).

    Bản chất của nhà nước, theo chủ nghĩa Mác Lênin là

    "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện".

    Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

    Nguồn gốc ra đời của nhà nước là gì?

    Nguồn gốc ra đời của nhà nước là gì? (Hình từ Internet)

    Đề cương chi tiết môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp?

    Căn cứ Mục 6 Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT đề cương chi tiết môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật như sau:

    I. Phần kiến thức bắt buộc

    Bài 1: Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước

    - Bản chất, đặc trưng của Nhà nước

    + Bản chất của Nhà nước

    + Đặc trưng của Nhà nước

    - Chức năng của Nhà nước, Bộ máy Nhà nước

    + Chức năng cơ bản của Nhà nước

    + Bộ máy nhà nước

    + Nhà nước pháp quyền

    Bài 2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật

    - Bản chất, đặc trưng và vai trò của pháp luật

    + Bản chất của pháp luật

    + Đặc trưng cơ bản của pháp luật

    + Vai trò của pháp luật

    - Hệ thống pháp luật

    + Khái niệm hệ thống pháp luật

    + Hệ thống cấu trúc

    + Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

    Bài 3. Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý

    - Thực hiện pháp luật

    + Thực hiện pháp luật (khái niệm, các hình thức)

    + Áp dụng pháp luật (khái niệm, đặc điểm)

    - Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý

    + Vi phạm pháp luật (khái niệm, phân loại)

    + Trách nhiệm pháp lý (khái niệm, đặc điểm, phân loại)

    Bài 4. Ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa

    - Ý thức pháp luật

    + Khái niệm ý thức pháp luật

    + Cấu trúc ý thức pháp luật

    + Nâng cao ý thức pháp luật

    - Pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN)

    + Khái niệm pháp chế XHCN

    + Yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN

    + Các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN

    Bài thảo luận; kiểm tra

    Bài 5. Luật Nhà nước - Hiến pháp 1992

    - Luật Nhà nước

    + Khái niệm

    + Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Nhà nước

    - Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992

    + Một số chế định cơ bản của Hiến pháp 1992 (chế độ kinh tế, chế độ chính trị, chế độ văn hoá giáo dục, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân)

    + Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp 1992

    Bài 6. Luật Hành chính

    - Một số vấn đề chung về Luật Hành chính

    + Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh (khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh)

    + Quan hệ pháp luật hành chính (đặc điểm, chủ thể quan hệ pháp luật hành chính)

    + Quản lý hành chính nhà nước (phương thực quản lý, vấn đề cề cải cách hành chính)

    - Vi phạm hành chính - Xử lý vi phạm hành chính

    + Vi phạm hành chính (khái niệm, đặc điểm)

    + Xử lý vi phạm hành chính (thẩm quyền, nguyên tắc, các hình thức xử lý vi phạm)

    Bài 7. Luật Lao động

    - Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động

    + Khái niệm

    + Đối tượng và phương pháp điều chỉnh (đối tượng, phương pháp)

    + Quan hệ pháp luật lao động (đặc điểm, nội dung của quan hệ pháp luật lao động)

    - Một số chế định cơ bản của Luật Lao động

    + Tiền lương

    + Hợp đồng lao động

    + Kỷ luật lao động

    + Bảo hiểm

    Bài 8. Luật Dân sự

    - Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và quan hệ pháp Luật dân sự

    + Khái niệm

    + Đối tượng và phương pháp điều chỉnh (đối tượng, phương pháp)

    + Quan hệ pháp luật dân sự (đặc điểm, nội dung)

    - Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự

    + Quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền sở hữu, quyền thừa kế)

    + Hợp đồng dân sự

    Bài 9. Luật Hình sự

    - Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự

    + Khái niệm

    + Đối tượng và phương pháp điều chỉnh (đối tượng, phương pháp)

    - Tội phạm và hình phạt

    + Tội phạm (khái niệm, những dấu hiệu cơ bản, phân loại tội phạm theo Bộ luật hình sự Việt Nam)

    + Hình phạt và các biện pháp tư pháp (khái niệm, hệ thống hình phạt, các biện pháp tư pháp)

    Bài 10. Pháp luật về tố tụng

    - Tố tụng về hành chính

    + Quyền khiếu kiện hành chính.

    + Thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của Toà án

    + Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

    - Tố tụng dân sự

    + Nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự

    + Người tham gia tố tụng dân sự

    + Thủ tục giải quyết vụ án dân sự

    - Tố tụng hình sự

    + Nguyên tắc của tố tụng hình sự

    + Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

    + Các giai đoạn tố tụng hình sự

    Bài thảo luận (02 tiết)

    2. Kiến thức tự chọn (thời lượng dành cho kiến thức tự chọn là 06 tiết)

    Khi thiết kế chương trình đào tạo cho mỗi ngành/chuyên ngành, các trường chủ động lựa chọn ít nhất là 03 chuyên đề trong tổng số các chuyên đề được giới thiệu sau đây:

    Chuyên đề 1. Pháp luật về đất đai

    Chuyên đề 2: Pháp luật về môi trường và tài nguyên

    Chuyên đề 4. Pháp luật về kinh doanh

    Chuyên đề 5. Pháp luật Quốc tế

    Chuyên đề 6. Pháp luật về du lịch - văn hoá

    Chuyên đề 7. Pháp luật về giáo dục

    Chuyên đề 8. Pháp luật về an toàn giao thông

    Chuyên đề 9. Pháp luật về thương mại điện tử

    Chuyên đề 10. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo

    Chuyên đề 11. Pháp luật về phũng chống tham nhũng

    Chuyên đề 12. Pháp luật về phòng chống ma tuý, HIV/AIDS

    Chuyên đề 13. Pháp luật về sở hữu trí tuệ

    Chuyên đề 14. Pháp luật về xây dựng

    Yêu cầu cần đạt sau khi học môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp?

    Theo Mục 3 Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT Sau khi học xong Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ TCCN, người học đạt được những chuẩn sau:

    Về kiến thức:

    - Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản được đưa vào trong Chương trình các vấn đề mới về hệ thống pháp luật Việt Nam, một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số vấn đề cơ bản về luật pháp Quốc tế.

    - Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học, biết liên hệ thực tiễn và ứng dụng kiến thức đã học vào trong học tập, công tác và trong đời sống;

    Về kỹ năng:

    - Vận dụng kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong công đồng dân cư;

    - Biết phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống hàng ngày;

    - Có khả năng tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội (thực hiện và tuyên truyền thực hiện nội quy, quy chế, các quy định khác đối với công dân.. và cách xử sự trong các mối quan hệ).

    Về thái độ:

    Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.

    saved-content
    unsaved-content
    3372
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ