Loading

16:09 - 08/01/2025

Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì?

Như thế nào là các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp? Các cơ quan nhà nước nào thực hiện các quyền này?

Nội dung chính


    Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì?

    Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba nhánh quyền lực nhà nước. Các quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp ở Việt Nam như sau:

    1. Quyền lập pháp:

    - Định nghĩa: Quyền lập pháp là quyền ban hành pháp luật, bao gồm việc làm luật và sửa đổi luật.

    - Cơ quan thực hiện: Theo Điều 69 Hiến pháp 2013 Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp.

    2. Quyền hành pháp:

    - Định nghĩa: Quyền hành pháp là quyền thi hành và quản lý pháp luật, đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện.

    - Cơ quan thực hiện: Căn cứ Điều 94 Hiến pháp 2013 Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng là cơ quan thực hiện quyền hành pháp.

    3. Quyền tư pháp:

    - Định nghĩa: Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật, bao gồm việc xét xử các vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp.

    - Cơ quan thực hiện: Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

    Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì?

    Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì? (Hình từ Internet)

    Nội dung giáo dục pháp luật bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 các nội dung giáo dục pháp luật bao gồm:

    - Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;

    - Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.

    Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực giáo dục pháp luật?

    Theo Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 các hành vi bị cấm trong lĩnh vực giáo dục pháp luật bao gồm:

    - Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    - Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    - Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    - Lợi dụng việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

    Phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện qua các hình thức nào?

    Căn cứ Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có 8 hình thức phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm:

    - Họp báo, thông cáo báo chí.

    - Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

    - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

    - Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

    - Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

    - Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

    - Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

    - Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

    saved-content
    unsaved-content
    17
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ