Loading

09:35 - 09/11/2024

So sánh Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án

Giữa Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án có gì giống và khác nhau (về thẩm quyền, chức năng,...)?

Nội dung chính

    So sánh Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án

    Căn cứ Luật Thi hành án dân sự 2008 và Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Ban biên tập xin đưa ra một số điểm giống và khác nhau giữa Thừa pháp lại và Cơ quan thi hành án như sau:

    Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác thi hành án dân sự thì sự ra đời của Văn phòng Thừa phát lại đã giúp cho người dân cũng như các tổ chức... được quyền lựa chọn về việc yêu cầu thi hành án tại Cơ quan thi hành án hoặc tại Văn phòng Thừa phát lại.
    Do đó, giữa Cơ quan thi hành án và Thừa phát lại có một số đặc điểm giống nhau về thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ như trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự,xác minh điều kiện thi hành án, thực hiện việc tống đạt các văn bản giấytờ cho đương sự.
    Tuy nhiên, giữa Cơ quan thi hành án và Thừa phát lại có một số đặc điểm khác nhau như: Thừa phát lại được lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ; Thừa phát lại không tổ chức thi hành các bản án, quyết định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án ; Thừa phát lại không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

    saved-content
    unsaved-content
    182