Loading

09:46 - 11/11/2024

Thừa phát lại có được tổ chức thi hành án không?

Xin hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì Thừa phát lại có được tổ chức thi hành án hay không? Nếu có thì Thừa phát lại có thẩm quyền như thế nào về việc tổ chức thi hành án?

Nội dung chính

    Thừa phát lại có được tổ chức thi hành án không?

    Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định một trong những việc Thừa phát lại được làm gồm có:

    Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    Như vậy, Thừa phát lại được phép tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của pháp luật.

    Và theo Khoản 1 Điều 51 Nghị định này thì Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:

    - Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

    - Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

    - Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    303