Loading

13:38 - 09/11/2024

Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không?

Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không? Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thừa phát lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm không? Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng Thừa phát lại?

Nội dung chính

    Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không?

    Xin được hỏi, người là Thừa phát lại thì có thể đồng thời làm giảng viên ngành luật cho các trường đại học không?

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Những việc Thừa phát lại không được làm

    1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

    3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì không cấm việc Thừa phát lại kiêm luôn việc giảng dạy mà chỉ cấm kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

    Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thừa phát lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm không?

    Dạ, cho em hỏi tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thừa phát lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm không? Tức là phải hành nghề pháp luật bao nhiêu năm mới có thể bổ nhiệm?

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

    1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

    2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

    5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

    Như vậy, về kinh nghiệm thì phải có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật mới có thể trở thành Thừa phát lại.

    Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng Thừa phát lại?

    Xin hỏi, quy định hiện hành thì có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng Thừa phát lại? Ví dụ như công ty cổ phần, hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.... Xin cảm ơn!

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Văn phòng Thừa phát lại như sau:

    1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

    Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy chỉ có 02 loại hình được thành lập Văn phòng thừa phát lại đó là: Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    97