Loading

15:24 - 25/11/2024

Thanh niên bị bệnh lao phổi có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định nếu bị bệnh lao phổi có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Bệnh lao có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?

Nội dung chính

    Bệnh lao phổi là gì? 

    Căn cứ vào Tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 162/QĐ-BYT năm 2024 quy định về bệnh lao như sau:

    Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis - MTB) gây nên. Bệnh lao có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%), nguồn lây chính cho người xung quanh. Bệnh lao lây qua đường không khí do hít phải các hạt bụi nhỏ có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi. Bệnh lao có thể gây tử vong, nhưng có thể điều trị khỏi và dự phòng.

    Căn cứ vào Tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 162/QĐ-BYT năm 2024 quy định về cơ chế lây truyền trong bệnh lao như sau:

    Bệnh lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các hạt bụi nhỏ trong không khí có chứa vi khuẩn lao, các hạt bụi nhỏ có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi (hạt bụi nhỏ có đường kính khoảng 1-5 micrô-mét bay lơ lửng trong không khí khoảng từ vài giờ đến 24 giờ). Khả năng lây lan giảm mạnh sau điều trị từ 02 đến 04 tuần, do vậy phát hiện và điều sớm bệnh lao sẽ làm giảm lây lan trong cộng đồng.

    - Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi:

    + Tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao như người nhà, người chăm sóc, bạn bè thân thiết,…

    + Sống và làm việc tại những nơi có bệnh nhân lao như bệnh viện, trạm y tế, trại tị nạn,…

    + Người bị mắc các bệnh gây suy yếu hệ miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách,…

    + Người sống ở những nơi có điều kiện y tế chưa phát triển hoặc đi từ vùng có dịch bệnh lao.

    - Triệu chứng bệnh lao phổi

    Khi bệnh lao tiến triển, tùy vào từng cơ quan mà vi khuẩn lao gây bệnh thì người bệnh có thể biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Đối với lao phổi, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau đây:

    + Ho kéo dài, có thể ho khan hoặc kèm theo đờm, máu. Người bệnh có thể do từ 3 tuần đến vài tháng. Đây là triệu chứng điển hình và có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện bệnh lao.

    + Đau tức ngực, thỉnh thoảng lên cơn khó thở.

    + Thường xuyên đổ mồ hôi về đêm.

    + Sốt nhẹ, ớn lạnh lúc chiều tối.

    + Chán ăn, cơ thể suy nhược và thường bị sút cân.

    + Cơ thể mệt mỏi và yếu ớt, không có sức.

    Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân có thể có một số triệu chứng khác. Vì thế, nếu có thắc mắc về triệu chứng của bệnh lao, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu bạn có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao, cần gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện sớm để tránh lây lan cho những người xung quanh.

    Thanh niên bị bệnh lao phổi có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

    Thanh niên bị bệnh lao phổi có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ internet)

    Thanh niên bị bệnh lao phổi có phải đi nghĩa vụ quân sự không? 

    Theo Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định điều kiện về sức khỏe của công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là phải đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP.

    Theo Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định phương pháp phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:

    (1) Phương pháp cho điểm:

    Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

    - Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

    - Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

    - Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

    - Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

    - Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

    - Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

    (2) Phương pháp phân loại sức khỏe:

    Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:

    - Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

    - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

    - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

    - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

    - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

    - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

    Căn cứ vào Phụ lục I Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về bệnh lao phổi như sau:

     

    Dựa trên các quy định pháp luật trên có thể thấy việc bị bệnh lao là một trong các yếu tố để xác định loại sức khỏe. Xét theo bảng trên thì bệnh lao có mức điểm từ 4T đến 6. Căn cứ theo quy định về chấm điểm sức khỏe thì bệnh lao phổi được xếp vào loại sức khỏe từ loại 4 đến loại 6 mà xếp loại sức khỏe loại 1, 2, 3 sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Vì vậy trường hợp sức khỏe loại 4 sẽ thuộc đối tượng thuộc diện tạm hoãn do không đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

    Bệnh lao phổi có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    Bảo hiểm xã hội một lần
    1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
    b) Ra nước ngoài để định cư;
    c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
    d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
    ...

    Theo đó những người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

    Như vậy, nếu người bị bệnh lao phổi dẫn đến tình trạng lao nặng thì sẽ thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

    saved-content
    unsaved-content
    186