Loading

08:45 - 25/12/2024

Thành phố Đà Nẵng bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 lúc mấy giờ?

Thời gian bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 chào đón năm mới tại Thành phố Đà Nẵng? Những địa điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 tại Thành phố Đà Nẵng?

Nội dung chính

    Thời gian bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 tại Đà Nẵng?

    Thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức màn trình diễn pháo hoa rực rỡ để chào đón năm mới 2025. Thời gian bắn pháo hoa sẽ diễn ra trong 15 phút, bắt đầu từ 0:00 và kết thúc lúc 0:15 ngày 01/01/2025.

    Bắn pháo hoa Tết dương lịch là một trong những hoạt động được mong đợi nhất mỗi dịp Tết Dương lịch tại thành phố Đà Nẵng, mang đến khoảnh khắc ý nghĩa để mở đầu một năm mới tràn đầy năng lượng và hy vọng.

    Thành phố Đà Nẵng bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 lúc mấy giờ?Thành phố Đà Nẵng bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 lúc mấy giờ? (Hình từ Internet)

    Những địa điểm ngắm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 tại Đà Nẵng đẹp nhất?

    (1) Cầu Rồng: Đường Võ Văn Kiệt, Sơn Trà, Đà Nẵng

    Là biểu tượng nổi tiếng của Đà Nẵng, Cầu Rồng sẽ trở thành một trong những địa điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 đặc sắc nhất dịp năm mới. Nằm trên đường Võ Văn Kiệt, cây cầu được thiết kế hình dáng rồng uốn lượn và vào thời khắc giao thừa, những tia sáng rực rỡ sẽ thắp sáng cả bầu trời khu vực Sơn Trà.

    Đây là nơi lý tưởng để bạn vừa thưởng thức pháo hoa vừa chiêm ngưỡng cây cầu "phun lửa, phun nước" độc đáo.

    (2) Công viên Biển Đông: Đường Phạm Văn Đồng, Sơn Trà, Đà Nẵng

    Công viên Biển Đông, nằm trên đường Phạm Văn Đồng, là không gian mở rộng lớn, rất phù hợp cho các gia đình và nhóm bạn tụ họp đón năm mới. Với không gian ven biển thoáng đãng và gần gũi thiên nhiên, khu vực này luôn thu hút hàng ngàn người đến tham gia các hoạt động âm nhạc, vui chơi giải trí trước khi chiêm ngưỡng những màn pháo hoa lộng lẫy.

    (3) Sông Hàn: Ven đường Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng

    Dọc ven đường Bạch Đằng, dòng sông Hàn trở thành nơi tổ chức sự kiện countdown thu hút đông đảo người dân và du khách. Những màn pháo hoa được bắn từ giữa sông phản chiếu xuống mặt nước, tạo nên khung cảnh lung linh khó quên.

    Đây cũng là khu vực có nhiều quán cà phê và nhà hàng, giúp bạn vừa thưởng thức bữa tiệc ẩm thực vừa hòa mình vào không khí lễ hội.

    Hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng pháo?

    Theo Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định 09 hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng pháo như sau:

    (1) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

    (2) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

    (3) Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

    (4) Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    (5) Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

    (6) Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

    (7) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

    (8) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.

    (9) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

     

    Tết Dương lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?

    Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩ lễ, tết như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Như vậy, theo quy định trên thì Tết Dương lịch 2025 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch 2025).

    saved-content
    unsaved-content
    243