Loading

17:25 - 04/12/2024

Theo quy định người tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm những ai?

Tố tụng cạnh tranh được hiểu như thế nào? Theo quy định người tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm những ai? Quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh như thế nào?

Nội dung chính

    Tố tụng cạnh tranh được hiểu như thế nào?

    Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh 2018.

    Theo quy định người tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm những ai?

    Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:

    Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh
    1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
    a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
    b) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
    c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
    d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
    2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
    a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
    b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
    c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
    d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
    đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
    e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
    g) Thư ký phiên điều trần.

    Theo quy định trên, người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:

    - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

    - Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

    - Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

    - Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

    - Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

    - Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

    - Thư ký phiên điều trần.

    Theo quy định người tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm những ai?

    Theo quy định người tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm những ai? (Hình từ internet)

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh là gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 62 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:

    - Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

    - Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan đến nội dung vụ việc theo đề nghị của điều tra viên vụ việc cạnh tranh

    - Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh

    - Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra;

    - Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên

    - Quyết định gia hạn điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

    - Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra

    - Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh

    - Tham gia phiên điều trần

    - Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018.

    Khi kết thúc quá trình điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh; chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

    Quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh như thế nào?

    Căn cứ Điều 65 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:

    - Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại

    + Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh

    + Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.

    - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.

    - Tại phiên điều trần, trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.

    Thời gian hoãn phiên điều trần là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.

    saved-content
    unsaved-content
    58