Loading

16:46 - 11/11/2024

Tính pháp lý của phụ lục hợp đồng, ủy quyền được quy định như thế nào?

Tính pháp lý của phụ lục hợp đồng, ủy quyền được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Tính pháp lý của phụ lục hợp đồng, ủy quyền được quy định như thế nào?

    Do nhà thầu đã ký hợp đồng với chủ đầu tư nên trên nguyên tắc nhà thầu phải “Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có)” (khoản 3, Điều 64, Luật Đấu thầu 2005).

    Trường hợp bạn nêu, nhà thầu là bên ký hợp đồng và thực hiện việc thi công công trình theo hợp đồng được ký kết nên không thể ký kết bằng một văn bản giao cho pháp nhân khác thực hiện được. Việc ủy quyền cho công ty C thực hiện thay nhiệm vụ của mình theo hợp đồng là không được pháp luật thừa nhận. Bởi theo khoản 14, Điều 12 Luật Đấu thầu 2005 thì: Các hành vi bị cấm trong đấu thầu bao gồm hành vi: “Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.”

    Như vậy, dù nhà thầu B có chuyển nhượng lại 1 phần hay nhiều phần việc lại cho nhà thầu phụ C (nếu C đủ tư cách là nhà thầu phụ) thì vẫn phải chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng và các điều kiện khác trong hợp đồng ký với Chủ đầu tư.

    Việc xuất hóa đơn cho Chủ đầu tư trong trường hợp này phải là nhà thầu B vì Chủ đầu tư ký kết hợp đồng với công ty B để thực hiện công trình chứ không ký với công ty C.

    saved-content
    unsaved-content
    200