Loading

10:37 - 19/12/2024

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi thực hiện những hành vi bị cấm không?

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam bị cấm thực hiện những hoạt động nào? có bị chấm dứt hoạt động khi thực hiện những hành vi bị cấm không?

Nội dung chính

    Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam bị cấm thực hiện những hoạt động nào?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam bị cấm thực hiện những hoạt động sau:

    (1) Tổ chức, thực hiện, tham gia, tài trợ cho các hoạt động tôn giáo và các hoạt động khác không phù hợp với lợi ích quốc gia, vi phạm pháp luật, xâm phạm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

    (2) Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận, không phục vụ mục đích hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo.

    (3) Tài trợ cho các hoạt động chống phá, lật đổ chính quyền tại nước khác, các tổ chức khủng bố và các hoạt động khủng bố.

    (4) Tổ chức, tham gia, tài trợ các hoạt động rửa tiền hoặc liên quan đến rửa tiền.

    (5) Tổ chức, tham gia, tài trợ các hoạt động khác trái với đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của Việt Nam.

    Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi thực hiện những hành vi bị cấm không?

    Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi thực hiện những hành vi bị cấm không? (Hình từ Internet)

    Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có bị chấm dứt hoạt động khi thực hiện những hành vi bị cấm không?

    Căn cứ Điều 19 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động như sau:

    Chấm dứt hoạt động
    1. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bị buộc chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký trong các trường hợp sau:
    a) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;
    b) Không có hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục sau khi được cấp Giấy đăng ký;
    c) Không thực hiện khắc phục vi phạm nêu tại quyết định đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
    2. Khi phát hiện tổ chức phi chính phủ nước ngoài có vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Ngoại giao xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên cơ sở ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Việc lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức tổ chức cuộc họp hoặc gửi văn bản lấy ý kiến. Trường hợp Bộ Ngoại giao lấy ý kiến bằng văn bản, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Bộ Ngoại giao tổng hợp, ra quyết định. Nếu có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc họp để thống nhất, Quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được chuyển tới Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để thông báo cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi có quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo yêu cầu chấm dứt hoạt động tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài và thực hiện thu hồi Giấy đăng ký.
    4. Trong thời hạn không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến trụ sở, nhà ở, nhân viên, phương tiện làm việc, các nghĩa vụ tài chính (nếu có) và các vấn đề liên quan tới các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    5. Trong trường hợp tổ chức phi chính phủ nước ngoài quyết định tự chấm dứt hoạt động, trong thời hạn không quá 60 ngày trước khi chính thức chấm dứt hoạt động, tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản tới Bộ Ngoại giao và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi kèm theo Giấy đăng ký đã được cấp, báo cáo kiểm toán tài sản, tài chính và hoàn thành các nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Như vậy, Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam bị buộc phải chấm dứt hoạt động khi thực hiện những hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.

    Cơ quan nào có quyền buộc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động?

    Căn cứ Điều 7 Nghị định 58/2022/NĐ-CP về thẩm quyền cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, đình chỉ, chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký như sau:

    Thẩm quyền cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, đình chỉ, chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký
    Bộ Ngoại giao là cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, đình chỉ, chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký của tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

    Như vậy, Bộ Ngoại giao là cơ quan có quyền buộc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

    Địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì?

    Căn cứ Điều 8 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định Địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại việt Nam gồm những địa điểm và lĩnh vực sau:

    (1) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại địa bàn và theo lĩnh vực quy định trong Giấy đăng ký.

    (2) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt 01 Văn phòng đại diện tại một trong ba địa điểm là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

    (3) Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài không đặt tại trụ sở các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam.

    saved-content
    unsaved-content
    31