Loading

15:43 - 24/10/2024

Trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc quản lý hoạt động của Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc quản lý hoạt động của Thừa phát lại được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc quản lý hoạt động của Thừa phát lại được quy định như thế nào?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 68 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    - Xác minh thông tin trong hồ sơ bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại theo yêu cầu của Bộ Tư pháp; đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ Thừa phát lại; quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại;

    - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

    - Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại;

    - Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại; quyết định tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;

    - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về vi bằng theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định này;

    - Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;

    - Báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này, pháp luật có liên quan và yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

     

    saved-content
    unsaved-content
    17