Loading

09:49 - 13/11/2024

Trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý

Trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý được pháp luật quy định thế nào? Tôi đang làm khóa luận tốt nghiệp về đề tài "Thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý tại Việt Nam", tuy nhiên, còn một vấn đề chưa rõ đó là trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý nên muốn nhờ các chuyên gia làm rõ giúp ạ.

Nội dung chính

    Trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý

    Ngày 01/01/2018, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 chính thức có hiệu lực, theo đó, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. 

    Theo quy định tại Điều 40 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý được quy định như sau:

    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

    2. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;

    b) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển trợ giúp pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện;

    c) Ban hành các quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý;

    d) Hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;

    đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý;

    e) Tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

    g) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý; khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý;

    h) Tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý;

    i) Thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý.

    3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương; bảo đảm các điều kiện làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

    Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Trợ giúp pháp lý 2017 để hiểu rõ nội dung này.

    saved-content
    unsaved-content
    47