Loading

15:31 - 11/11/2024

Tranh chấp đất đai do ông bà để lại

Vậy xin hỏi luật sư là: mảnh đất này có thuộc quyền của cha tôi không? Chị em tôi làm hồ sơ thủ tục như thế nào và kiện lên UBND huyện hay tòa án huyện?

Nội dung chính

    Cha tôi là con trai trưởng của họ tộc. Năm 1988 Cha tôi tổ chức họp họ tộc và lập biên bản phân chia tài sản của ông bà để lại. Biên bản được tất cả mọi người trong họ tộc cùng ký tên, có xác nhận của chính quyền địa phương là trưởng thôn ký tên. Sau đó chép thành 3 bản, Cha tôi giữ 1 bản, các chú giữ 1 bản, các cô bên ngoại giữ 1 bản. Trong biên bản nêu rõ, Cha tôi được phần mảnh đất,  có ghi ranh giới cụ thể. Tuy nhiên khi Cha tôi mất, thất lạc luôn biên bản khi lập, các chú của tôi giữ bản còn lại nhưng không đưa ra. Các ông chú của tôi nói rằng mảnh đất này là của họ tộc nên đem bán lấy tiền làm quỹ của họ tộc  và yêu cầu mẹ tôi và tôi ký tên. Đến nay, tình cờ Tôi tìm ra được biên bản thất lạc, chị em tôi gửi đơn xuống xã kiện đòi lại mảnh đất này thì xã hoà giải là mẹ tôi và tôi đã đồng ý bán đất lấy tiền làm quỹ họ tộc thì còn kiện gì nữa. Gia đình tôi bức xúc vì các mảnh đất khác được phân chia cho các chú, các cô thì họ canh tác, làm nhà ở và nay đã được cấp sổ đỏ. Còn phần đất của cha tôi thì họ đem bán lấy làm quỹ họ tộc.

    Tranh chấp đất đai do ông bà để lại

    Bạn chưa nói rõ việc cha và các cô chú bạn lập văn bản thỏa thuận về phần di sản cha bạn được hưởng hay đã chia di sản (phần quyền sử dụng đất) cho cha bạn. Theo thông tin bạn cung cấp, tư vấn theo 02 trường hợp như sau:

    1. Trường hợp thỏa thuận về phần di sản cha bạn được hưởng:

    Năm 1988 cha bạn tổ chức họp họ tộc và lập biên bản phân chia tài sản của ông bà để lại, văn bản được những người thừa kế và những người trong họ tộc ký tên làm chứng. Về bản chất, văn bản mà cha và các cô chú bạn đã lập là văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của ông bà bạn, văn bản này đã phát sinh hiệu lực pháp luật.

    Theo quy định tại tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình như sau:

    "2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

     a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

     a. 1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

     a. 2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ.

     a. 3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung".

    Như vậy, theo viện dẫn tại tiết a.2 điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì cha và các cô chú bạn đã thỏa thuận về phần cha bạn được hưởng, đến nay cha bạn mất, những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự) được kế thừa quyền và nghĩa vụ dân sự, có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia tài sản chung theo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của ông bà bạn.

    2. Trường hợp đã chia di sản (phần quyền sử dụng đất) cho cha bạn:

    Năm 1988 cha và các cô chú bạn đã lập là văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, đã chia di sản (phần quyền sử dụng đất) cho cha bạn, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã có hiệu lực pháp luật, phần quyền sử dụng đất theo thỏa thuận đã thuộc về cha bạn, đến nay cha bạn mất nên di sản thuộc về những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự).

    Chị em bạn muốn lấy lại được mảnh đất trên hay không còn tùy thuộc vào việc cung cấp chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án

    saved-content
    unsaved-content
    213