Loading

09:30 - 23/09/2024

Trong những trường hợp nào thì trợ giúp viên pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý ?

Đối tượng nào thực hiện trợ giúp pháp lý? Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ gì? Trợ giúp viên pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp nào?

Nội dung chính

    Đối tượng nào thực hiện trợ giúp pháp lý?

    Căn cứ Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý:

    Người thực hiện trợ giúp pháp lý

    1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

    a) Trợ giúp viên pháp lý;

    b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

    c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

    d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

    2. Sở Tư pháp công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

    Như vậy, các đối tượng trợ giúp pháp lý, bao gồm:

    - Trợ giúp viên pháp lý;

    - Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;

    - Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

    - Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

    - Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

    Trợ giúp viên pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ gì?

    Căn cứ Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý:

    Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý

    1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;

    b) Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;

    c) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

    d) Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

    đ) Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

    e) Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

    g) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

    h) Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

    2. Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

    c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;

    d) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

    3. Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

    4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    Như vậy, trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau:

    - Thực hiện trợ giúp pháp lý;

    - Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;

    - Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định

    - Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

    - Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

    - Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

    - Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

    - Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

    - Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

    - Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;

    - Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

    Trợ giúp viên pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý:

    Không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý

    1. Vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này;

    b) Người được trợ giúp pháp lý thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này;

    c) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

    2. Trường hợp không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.

    3. Trường hợp vụ việc trợ giúp pháp lý đang được thực hiện mà người được trợ giúp pháp lý không còn đáp ứng quy định tại Điều 7 của Luật này thì vụ việc được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc.

    Như vậy, trợ lý viên pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp sau:

    - Trường hợp phải từ chối, cụ thể:

    + Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng quy định 

    + Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;

    + Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

    + Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

    - Người được trợ giúp pháp lý thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm sau:

    + Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

    + Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;

    + Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

    - Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

    saved-content
    unsaved-content
    9