Loading

14:36 - 09/11/2024

Video trên Facebook có là căn cứ để phạt vi phạm giao thông không?

Video trên Facebook có là căn cứ để phạt vi phạm giao thông không? Tiền đặt bảo lãnh cho phương tiện vi phạm giao thông có được trả lại không? Khi tham gia giao thông thì vượt xe như thế nào mới đúng?
Chào anh chị Luật sư. Tuần trước, tôi có tham gia giao thông và camera của hộ dân nào đó ghi lại cảnh tôi vi phạm giao thông và được đăng ở Facebook thì cảnh sát giao thông có quyền sử dụng để xử phạt tôi hay không?

Nội dung chính

    1. Video trên Facebook có là căn cứ để phạt vi phạm giao thông không?

    Tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, theo đó: 

    1. Thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:

    a) Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);

    b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

    2. Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

    3. Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp.

    Theo đó, video đăng trên Facebook vẫn có thể được cảnh sát sử dụng để xử phạt khi bạn có vi phạm. Tuy nhiên, video đó phải đáp ứng điều kiện về thông tin, hình ảnh vi phạm, thời gian, địa điểm và đối tượng vi phạm. 

    2. Tiền đặt bảo lãnh cho phương tiện vi phạm giao thông có được trả lại không?

    Căn cứ Khoản 4 Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định như sau: 

    4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải chuyển số tiền đó vào bộ phận tài vụ, kế toán của cơ quan mình để quản lý; trường hợp người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện để mất tiền đặt bảo lãnh hoặc sử dụng tiền đặt bảo lãnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý và phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Khi chuyển tiền vào bộ phận tài vụ, kế toán phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm chuyển tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh; mức tiền chuyển vào bộ phận tài vụ, kế toán. Biên bản phải có chữ ký của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Việc trả lại tiền đặt bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm trả lại tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định trả lại tiền đặt bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân nhận lại tiền bảo lãnh; lý do nhận lại tiền đặt bảo lãnh; số tiền đặt bảo lãnh được nhận lại. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    Khi chủ thể vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh sau khi đã chấp hành xong quyết định xử phạt thì tiền đặt bảo lãnh được trả lại.

    3. Khi tham gia giao thông thì vượt xe như thế nào mới đúng?

    Theo Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định vượt xe, như sau:

    1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

    2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

    3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

    4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

    a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

    b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

    c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

    5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

    a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

    c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

    d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

    đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

    e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

    Với quy định này thì cá nhân nên xin vượt theo quy định trên để đảm bảo an toàn cho mình và thực hiện đúng luật giao thông đường bộ.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    127