Loading

15:07 - 28/09/2024

Việc bổ nhiệm công chứng viên có phải do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định hay không?

Việc bổ nhiệm công chứng viên có phải do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định hay không, và trong những trường hợp nào thì một người sẽ không được bổ nhiệm làm công chứng viên?

Nội dung chính

    Công chứng viên là do chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm?

    Anh tôi là công chứng viên, hiện nay được bổ nhiệm là trưởng phòng công chứng tỉnh Bạc liệu. Tôi muốn biết tại sao Chủ tịch tỉnh có thể bổ nhiệm Công chứng viên?

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định:

    - Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

    - Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

    Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    Như vậy, Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm trưởng phòng công chứng, chứ không phải bổ nhiệm một người lên làm công chứng viên. 

    *Về việc bổ nhiệm công chứng viên

    Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

    Như vậy Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người có thẩm quyền bổ nhiệm công chứng viên.

    Việc bổ nhiệm công chứng viên có phải do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định hay không? (Hình từ internet)

    Trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

    Mình đang tìm hiểu các quy định về bổ nhiệm công chứng viên. Cho hỏi trường hợp nào không được bổ nhiệm công chứng viên? 

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 13 Luật Công chứng 2014 quy định về trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên như sau:

    - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

    - Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    - Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    - Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

    - Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

    Công chứng viên không phải bồi thường khi do lỗi của mình gây ra

    Pháp luật về công chứng quy định thế nào về việc bồi thường thiệt hại khi công chứng viên trong một tổ chức công chứng khi hành nghề đã sai phạm trong việc công chứng hợp đồng cho người khác? Có phải ai sai người đó chịu không?

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 38 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

    Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

    Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Như vậy, khi công chứng viên trong tổ chức hành nghề công chứng gây ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thuộc về tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, cá nhân công chứng viên gây thiệt hại đó phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại.

    saved-content
    unsaved-content
    52