Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua vào thời gian nào?
Nội dung chính
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua vào thời gian nào?
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ hai thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946. Đây là một dấu mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự ra đời của nền tảng pháp lý và chính trị cho nhà nước độc lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Bản Hiến pháp đầu tiên được xây dựng dựa trên tinh thần dân chủ, tiến bộ và khát vọng độc lập, tự do của toàn dân tộc.
Bản Hiến pháp đầu tiên gồm 7 chương và 70 điều, trong đó khẳng định các nguyên tắc cơ bản về tổ chức nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng như nền tảng chính trị và pháp lý cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điểm nổi bật của Hiến pháp 1946 là sự nhấn mạnh đến quyền lực thuộc về nhân dân, tôn trọng quyền tự do, dân chủ và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và quyền bình đẳng trước pháp luật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo và định hướng soạn thảo Bản Hiến pháp đầu tiên. Với tầm nhìn tiến bộ và tư duy pháp quyền, Người đã nhấn mạnh rằng Hiến pháp phải phục vụ lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, và xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Sự ra đời của Bản Hiến pháp đầu tiên không chỉ là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và điều hành nhà nước, mà còn là minh chứng rõ ràng cho tinh thần độc lập, tự chủ và khát vọng xây dựng một quốc gia văn minh, tiến bộ của nhân dân Việt Nam. Đây là một tài liệu lịch sử có giá trị to lớn, để lại dấu ấn sâu sắc trong quá trình phát triển của nền lập pháp Việt Nam.
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Hiến pháp hiện tại của Việt Nam là bản hiến pháp nào? Hiến pháp có hiệu lực cao nhất đúng không?
Hiến pháp 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Hiến pháp 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 cho đến hiện nay (ngày 15/01/2025).
Căn cứu theo khoản 1 Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định hiệu lực như sau:
Điều 119.
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Như vậy, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp và mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
Hiến pháp quy định đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 54.
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Đất đai 2024 quy định nội dung quản lý nhà nước về đất đai cụ thể như sau:
(1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
(2) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
(3) Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
(4) Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
(5) Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
(6) Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(7) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
(8) Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
(9) Quản lý tài chính về đất đai.
(10) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.
(11) Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
(12) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
(13) Thống kê, kiểm kê đất đai.
(14) Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
(15) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
(16) Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
(17) Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
(18) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.