Loading


Bỏ hoang đất dự án bất động sản hoặc chậm tiến độ sử dụng đất sẽ bị xử lý như thế nào, chủ đầu tư cần làm gì trong trường hợp này?

Chủ đầu tư bỏ hoang đất dự án bất động sản hoặc chậm tiến độ sử dụng đất cho dự án thì đất sẽ được xử lý như thế nào và chủ đầu tư cần làm gì trong trường hợp này?

Nội dung chính

    Bỏ hoang đất dự án bất động sản hoặc chậm tiến độ sử dụng đất sẽ bị xử lý như thế nào?

    Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Đây là một trong những quy định quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và cộng đồng, đồng thời ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất đai. Cụ thể, được quy định như sau:

    Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
    1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
    2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
    3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
    4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
    5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
    6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
    7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
    8. Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.
    9. Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều này không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng.
    10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo quy định của Luật Đất đai, việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư là một phần của quy trình quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, ví dụ như bỏ hoang đất hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với cam kết, thì đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

    Cụ thể, nếu chủ đầu tư đã được giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng bỏ hoang đất, không đưa đất vào sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, Nhà nước có quyền thu hồi đất. Việc bỏ hoang đất hoặc chậm tiến độ sử dụng đất không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cũng như cản trở các dự án đầu tư khác có nhu cầu sử dụng đất.

    Các nhà đầu tư cần hiểu rõ nghĩa vụ của mình khi được giao đất hoặc thuê đất, tuân thủ đúng tiến độ dự án và sử dụng đất theo mục đích đã đăng ký. Nếu không, đất có thể bị thu hồi theo các quy định của pháp luật, dẫn đến mất quyền sử dụng đất và các tài sản liên quan.

    Bỏ hoang đất dự án bất động sản hoặc chậm tiến độ sử dụng đất sẽ bị xử lý như thế nào, chủ đầu tư cần làm gì trong trường hợp này? (Ảnh từ Internet)Bỏ hoang đất dự án bất động sản hoặc chậm tiến độ sử dụng đất sẽ bị xử lý như thế nào, chủ đầu tư cần làm gì trong trường hợp này? (Ảnh từ Internet)

    Chủ đầu tư cần làm gì trong trường hợp dự án bất động sản bị bỏ hoang hoặc chậm tiến độ sử dụng đất của dự án?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 81 Luật Đất đai 2024 có quy định cụ thể như sau:

    Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

    ...

    8. Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.

    Như vậy, trong trường hợp chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất theo thời gian quy định, pháp luật cho phép chủ đầu tư có cơ hội gia hạn thời gian sử dụng đất, nhưng với một số điều kiện nhất định.

    (1) Chủ đầu tư có thể được gia hạn sử dụng đất nhưng thời gian gia hạn không được quá 24 tháng. Đây là thời gian bổ sung để chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án hoặc sử dụng đất theo mục đích đã cam kết.

    (2) Thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước: Điều này có nghĩa là chủ đầu tư phải nộp một khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất cho khoảng thời gian gia hạn.

    Mức tiền này nhằm đảm bảo việc sử dụng đất vẫn mang lại nguồn thu cho Nhà nước trong thời gian đất chưa được sử dụng theo dự án, đồng thời cũng là hình thức khuyến khích các nhà đầu tư phải nhanh chóng triển khai dự án để tránh chi phí kéo dài.

    (3) Nếu sau thời gian gia hạn 24 tháng mà chủ đầu tư vẫn không đưa đất vào sử dụng, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất mà không được bồi thường đối với phần đất đã được giao hoặc cho thuê.

    Tiền nộp bổ sung gia hạn dự án được quy định như thế nào?

    Tại Điều 15 Nghị định 103/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

    Tính tiền nộp bổ sung khi gia hạn dự án theo quy định tại khoản 8 Điều 81 và điểm đ khoản 1 Điều 153 Luật Đất đai
    1. Trường hợp chủ đầu tư được gia hạn sử dụng đất của dự án theo quy định tại khoản 8 Điều 81 Luật Đất đai thì ngoài số tiền sử dụng đất phải nộp còn phải nộp bổ sung cho Nhà nước một khoản tiền được tính như sau:
    Khoản tiền bổ sung = Diện tích đất được gia hạn sử dụng đất x Giá đất trong Bảng giá đất tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định gia hạn sử dụng đất x 2% x (Thời gian gia hạn (tháng) /12)
    Trong đó, trường hợp thời gian gia hạn không tròn tháng thì từ 15 ngày trở lên được tính tròn 01 tháng, dưới 15 ngày thì không tính khoản tiền bổ sung đối với số ngày này.
    2. Không áp dụng quy định về khấu trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này.

    Như vậy, gia hạn sử dụng thì chủ đầu tư phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn.

    Khoản tiền này xác định dựa trên diện tích đất, giá đất theo bảng giá, và thời gian gia hạn. Điều này đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc thu phí gia hạn sử dụng đất.

    Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 103/2024/NĐ-CP còn quy định chi tiết về cách tính thời gian gia hạn không tròn tháng, với mốc từ 15 ngày trở lên được tính tròn một tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định khoản tiền bổ sung một cách hợp lý và chính xác.

    saved-content
    unsaved-content
    257