Loading


Bộ Tài nguyên và Môi trường cần làm gì trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên?

Bộ Tài nguyên và Môi trường có vị trí, chức năng như thế nào và có nhiệm vụ gì trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên?

Nội dung chính

    Di sản thiên nhiên bao gồm những gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về di sản thiên nhiên quy định như sau:

    Di sản thiên nhiên
    1. Di sản thiên nhiên bao gồm:
    a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
    b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
    c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.

    Như vậy, di sản thiên nhiên bao gồm:

    - Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

    - Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;

    - Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường có vị trí và chức năng như thế nào?

    Căn cứ Điều 1 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tài nguyên và môi trường như sau:

    Vị trí và chức năng
    Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

    Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám hay quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường cần làm gì trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên?

    Bộ Tài nguyên và Môi trường cần làm gì trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên? (Hình từ Internet)

    Bộ Tài nguyên và Môi trường cần làm gì trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên?

    Căn cứ khoản 7 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên quy định như sau:

    Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
    ...
    7. Bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên được thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng lõi của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng đệm của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng hạn chế phát thải theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường;
    b) Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn và phục hồi nguyên trạng tự nhiên; môi trường đất, môi trường nước trong di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái phải được cải tạo, phục hồi;
    c) Các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn; dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của di sản thiên nhiên phải được duy trì, phát triển và sử dụng bền vững;
    d) Các chỉ số đặc trưng về địa chất, cảnh quan, sinh thái, đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá, theo dõi, giám sát, kiểm kê, báo cáo theo quy định;
    đ) Tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, kiểm soát các tác động tới môi trường, đa dạng sinh học di sản thiên nhiên theo quy định tại Nghị định này, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định của các điều ước quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết.
    Trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời nhằm giới hạn tổng lượng xả thải vào môi trường di sản thiên nhiên, trong đó xác định rõ khu vực áp dụng, thời gian áp dụng;
    ...

    Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời nhằm giới hạn tổng lượng xả thải vào môi trường di sản thiên nhiên, trong đó xác định rõ khu vực áp dụng, thời gian áp dụng trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên.

    saved-content
    unsaved-content
    44