Loading


Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định ra sao?

Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định ra sao? Cơ sở xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản?

Nội dung chính

    Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định ra sao?

    Căn cứ quy định tại Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC:

    Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản
    1. Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hoặc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận.
    2. Phương pháp thẩm định giá sử dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm các phương pháp thẩm định giá thuộc các cách tiếp cận hoặc kết hợp các cách tiếp cận quy định tại khoản 1 Điều này. Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.
    3. Căn cứ vào đặc điểm của bất động sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về bất động sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.

    Theo đó, Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định như sau:

    (1) Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hoặc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận.

    (2) Phương pháp thẩm định giá sử dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm các phương pháp thẩm định giá thuộc các cách tiếp cận hoặc kết hợp các cách tiếp cận quy định tại khoản (1). Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.

    (3) Căn cứ vào đặc điểm của bất động sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về bất động sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.

    Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định ra sao?

    Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định ra sao? (Hình từ Internet) 

    Cơ sở xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản?

    Việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản được xác định trên cơ sở tại Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC, bao gồm:

    Đặc điểm của bất động sản thẩm định giá.

    - Các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, quy định về chuyển mục đích sử dụng đất và các quy định về đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Hướng dẫn phân tích việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.

    Tổng chi phí phát triển của bất động sản là gì?

    Căn cứ Điều 9 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC thì Tổng chi phí phát triển của bất động sản là toàn bộ các chi phí phát triển cần thiết dự kiến đầu tư vào bất động sản thẩm định giá, phù hợp với quy định của pháp luật (về các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và hạch toán chi phí sản xuất, đầu tư) và đáp ứng được mục đích sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản thẩm định giá.

    Bên cạnh đó, tổng chi phí phát triển của bất động sản gồm:

    Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng công trình, hạng mục công trình khác; chi phí thiết bị; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí quản lý dự án và các chi phí có liên quan;

    - Chi phí dự phòng;

    - Chi phí kinh doanh (như chi phí quảng cáo, bán hàng, chi phí quản lý vận hành và các chi phí khác có liên quan);

    - Chi phí tài chính, thuế nếu có (như thuế sử dụng tài sản/bất động sản);

    - Các khoản chi phí hợp lý khác;

    - Lợi nhuận của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở tỷ lệ lợi nhuận trung bình trên thị trường tính trên tổng chi phí (bao gồm cả giá trị tài sản đầu tư ban đầu nhưng không bao gồm chi phí tài chính) của ít nhất 03 dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tương tự trên thị trường hoặc được xác định là trung bình tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (đã được kiểm toán hoặc quyết toán) trên tổng chi phí của ít nhất 03 doanh nghiệp bất động sản tương tự trên thị trường;

    - Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư, kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng không tính đến trong tổng chi phí phát triển

    XEM THÊM: Mẫu báo cáo hoạt động định giá bất động sản của quỹ đầu tư chứng khoán mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?

    saved-content
    unsaved-content
    77