Loading


Cần làm gì đối với vùng nguy hiểm tại công trường xây dựng?

Đối với vùng nguy hiểm tại công trường xây dựng cần làm gì? Người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh, môi trường trong và ngoài công trường xây dựng đúng không?

Nội dung chính

    Cần làm gì đối với vùng nguy hiểm tại công trường xây dựng?

    Căn cứ tiết 1.4.29 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

    1. QUY ĐỊNH CHUNG
    ...
    1.4 Giải thích từ ngữ
    Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    1.4.29
    Vùng nguy hiểm
    Giới hạn các khu vực trong và xung quanh công trường xây dựng có thể xuất hiện những yếu tố nguy hiểm gây thiệt hại cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện do quá trình thi công xây dựng công trình gây ra, được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công xây dựng công trình điểm h khoản 1 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
    1.4.30
    Vùng nguy hại
    Vùng hoặc khu vực trên công trường và khu vực lân cận có các yếu tố có hại vượt ngưỡng cho phép hoặc không thỏa mãn các quy định nêu tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan nhưng không đến mức gây tổn thương hoặc tử vong cho người.
    1.4.31
    Yếu tố nguy hiểm
    Yếu tố gây mất an toàn (trực tiếp hoặc gián tiếp), làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
    1.4.32
    Yếu tố có hại
    Yếu tố hoặc nguy cơ gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động theo các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và y tế. Các yếu tố có hại cho sức khỏe bao gồm 06 nhóm chính: Vi khí hậu bất lợi; vật lý (ví dụ: tiếng ồn, rung động); bụi các loại; các chất, hóa chất, hơi khí độc; tâm sinh lý và ec-gô-nô-my; tiếp xúc nghề nghiệp.
    ...

    Như vậy, đối với vùng nguy hiểm tại công trường xây dựng, cần thực hiện việc giới hạn các khu vực trong và xung quanh công trường xây dựng có thể xuất hiện những yếu tố nguy hiểm gây thiệt hại cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện do quá trình thi công xây dựng công trình gây ra.

    Cần làm gì đối với vùng nguy hiểm tại công trường xây dựng?

    Cần làm gì đối với vùng nguy hiểm tại công trường xây dựng? (Hình từ Internet)

    Người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh, môi trường trong và ngoài công trường xây dựng đúng không?

    Căn cứ tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

    2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
    2.1 Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận
    2.1.1 Quy định chung
    ...
    2.1.1.1 Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và thực hiện biện pháp ĐBAT và các biện pháp cần thiết khác để:
    a) Bảo vệ cho người làm việc trên công trường và người ở khu vực lân cận trước các nguy cơ gây suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong phát sinh từ công trường;
    b) Đảm bảo vệ sinh, môi trường trong và ngoài công trường xây dựng.
    2.1.1.2 Trước khi và trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng trên công trường, người sử dụng lao động phải căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm của công trường, công trình và đặc điểm của các loại công việc thi công khác nhau để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại (xem 2.18), xác định các vùng nguy hiểm, vùng nguy hại trên công trường và khu vực lân cận công trường. Vùng nguy hiểm, vùng nguy hại phải được thiết lập, kiểm soát để ĐBAT bằng các biện pháp sau:
    a) Có rào chắn hoặc biện pháp che chắn chắc chắn để ngăn ngừa xâm nhập;
    b) Có các phương tiện cảnh báo, chỉ dẫn cụ thể;
    c) Có người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.
    CHÚ THÍCH 1: Quy định về vùng nguy hiểm nêu tại 2.1.1.3 và 2.1.1.4.
    CHÚ THÍCH 2: Trường hợp sau khi xác định mà vùng nguy hiểm có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng (như phạm vi của vùng nguy hiểm bao trùm ra ngoài rào chắn công trường) thì việc kiểm soát ĐBAT phải được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng, phù hợp với các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.
    CHÚ THÍCH 3: Việc xác định các yếu tố có hại nhằm mục đích để người sử dụng lao động có biện pháp ngăn ngừa và chuẩn bị, trang bị các PTBVCN phù hợp và (hoặc) các thiết bị hỗ trợ khác để ĐBAT cho người lao động.
    ...

    Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh và môi trường trong và ngoài công trường xây dựng. Theo quy định, họ phải lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn (ĐBAT) cùng với những biện pháp khác nhằm:

    - Bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động tại công trường cũng như người dân ở khu vực lân cận, tránh các nguy cơ gây suy giảm sức khỏe, thương tật hoặc tử vong do các hoạt động xây dựng.

    - Đảm bảo vệ sinh môi trường cả bên trong và bên ngoài công trường.

    Công trường xây dựng có sử dụng các máy, thiết bị thi công phải đảm bảo gì?

    Căn cứ tiết 2.5.1 tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thôngtư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

    2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
    ...
    ...
    2.5.1.3 Đối với công trường xây dựng có sử dụng các máy, thiết bị thi công:
    a) Phải có đường ra vào nơi làm việc đảm bảo tiếp cận an toàn và thuận lợi;
    b) Giao thông trong công trường phải được điều phối và kiểm soát để ĐBAT khi máy, thiết bị thi công di chuyển và vận hành theo quy định tại 2.1.2.
    2.5.1.4 Phải có biển báo hoặc bố trí kiểm soát phù hợp để ĐBAT khi máy, thiết bị thi công di chuyển, vận hành. Phải có các biện pháp ĐBAT riêng cho trường hợp máy, thiết bị thi công đi lùi.
    ...

    Như vậy, công trường xây dựng có sử dụng các máy, thiết bị thi công cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây để đảm bảo an toàn và thuận tiện:

    - Đường ra vào nơi làm việc phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo sự tiếp cận an toàn và thuận lợi đến khu vực thi công.

    - Giao thông trong công trường:

    + Điều phối và kiểm soát giao thông để đảm bảo an toàn trong quá trình các máy móc, thiết bị thi công di chuyển và vận hành.

    + Đường tạm trong công trường phải tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật liên quan, đồng thời áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông như hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, hoặc hướng dẫn.

    + Đường tiếp cận trong công trường cần vững chắc, an toàn và bố trí biển báo hoặc hướng dẫn rõ ràng để hỗ trợ người lao động và phương tiện.

    saved-content
    unsaved-content
    64