Loading


Chia thừa kế thửa đất trồng lúa do bố mẹ để lại như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Gia đình có đông anh chị em thì chia thừa kế từ đất trồng lúa do bố mẹ để lại trong trường hợp không có di chúc như thế nào?

Nội dung chính

    Những ai được chia thừa kế thửa đất trồng lúa do bố mẹ để lại trong trường hợp không có di chúc?

    Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dânsự 2015, trong trường hợp không có di chúc thì thửa đất trồng lúa, đất nông nghiệp do bố mẹ để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

    Đồng thời, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thừa kế theo pháp luật như sau:

    Người thừa kế theo pháp luật
    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Như vậy, trong trường hợp bố mẹ chết để lại thửa đất nông nghiệp, thửa đất trồng lúa thì các con của bố mẹ sẽ được hưởng một phần thừa kế miếng đất nông nghiệp, đât trồng lúa đó. Phần thừa kế của các con sẽ bằng nhau, không phân biệt giữa tuổi tác, giữa con đẻ và con nuôi, trừ khi người nhận thừa kế rơi vào trường hợp không được hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Chia thừa kế thửa đất trồng lúa do bố mẹ để lại như thế nào? (Hình từ Internet)

    Điều kiện nhận thừa kế của mảnh đất nông nghiệp?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024, chỉ được chia thừa kế đối với mảnh đất nông nghiệp khi đã đáp ứng đủ những điều kiện sau:

    - Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

    - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

    - Trong thời hạn sử dụng đất;

    - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    Theo khoản 4 Điều 45 Luật Đất đai 2024 thì người nhận thừa kế được thực hiện quyền của người sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

    Con không phải là nông dân có được phép nhận tài sản thừa kế là đất trồng lúa không?

    Trước đây, tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 có quy định hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

    Tuy nhiên, tại khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024 có quy định quy định:

    Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

    ...

    7. Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.

    8. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất quy định như sau:
    a) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    b) Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;
    c) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

    Theo đó, kể từ ngày 01/08/2024, pháp luật đất đai không còn cấm cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

    Tuy nhiên, các quy định nêu trên dù là tại Luật Đất đai 2013 hay Luật Đất đai 2024 thì chỉ hướng đến đối tượng nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa. Do đó, đối với trường hợp con cái nhận thừa kế đất trồng lúa từ bố mẹ để lại thì không thuộc cá trường hợp bị cấm theo quy định pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    115