Loading


Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp phá dỡ công trình vi phạm trên 1 tỷ đồng không?

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp phá dỡ công trình vi phạm trên 1 tỷ đồng không? Có được phá dỡ nhà ở riêng lẻ để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới không? Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng?
Ở xã tôi đang xây dựng trường học đạt chuẩn và theo nhiều thông tin thì tôi được biết là nó có giá trị trên 01 tỷ. Tuy nhiên, trong quá trình thi công thì phát hiện nhiều sai phạm thì tôi không biết là Chủ tịch UBND xã có thể ra quyết định áp dụng biện pháp phá dỡ công trình vi phạm không?

Nội dung chính

    -----------

    1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp phá dỡ công trình vi phạm trên 1 tỷ đồng không?

    Tại Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng, như sau: 

    1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
    b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
    c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
    d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
    đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
    e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
    g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
    h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
    i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
    k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

    Theo Điều 30 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép, như sau: 

    Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

    Tại Điều 78 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, theo đó: 

    1. Cảnh cáo.
    2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
    3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng.
    4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

    Theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả, như sau:

    Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:
    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
    b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
    c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
    d) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
    đ) Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
    e) Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.

    Theo các quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền áp dụng biện pháp phá dỡ công trình với các vi phạm trên 1 tỷ đồng.

    2. Có được phá dỡ nhà ở riêng lẻ để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới không? 

    Theo Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 sửa đổi Khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

    1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
    a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
    b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
    d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
    đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
    e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

    Như vậy, cá nhân vẫn được phép phá nhà ở riêng lẻ để giải phóng mặt bằng khi tiến hành xây dựng công trình mới.

    3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng?

    Căn cứ Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 sửa đổi Khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 có quy định như sau: 

    3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
    a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này; tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
    b) Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt; thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
    c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;
    d) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.

    Với quy định này thì trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như trên.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    416