Loading


Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm như nào?

Nội dung chính

    Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

    Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định tại Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quản lý sử dụng đất trồng lúa, cụ thể như sau:

    - Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

    + Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

    + Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);

    + Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

    - Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.

    - Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

    - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể Điều này.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    39