Có thể nộp hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua dịch vụ bưu chính hay không?

Có thể nộp hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua dịch vụ bưu chính hay không? Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm những nội dung nào?

Nội dung chính

    Có thể nộp hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua dịch vụ bưu chính hay không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
    1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
    a) Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
    b) Văn phòng đăng ký đất đai;
    c) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
    2. Hình thức nộp hồ sơ:
    Người yêu cầu đăng ký được lựa chọn nộp hồ sơ theo các hình thức sau đây:
    a) Nộp trực tiếp tại các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Nộp thông qua dịch vụ bưu chính;
    c) Nộp tại địa điểm theo thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
    d) Nộp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
    đ) Khi nộp hồ sơ tại cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này theo hình thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì người yêu cầu đăng ký được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu hoặc nộp bản chính giấy tờ hoặc nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này; trường hợp nộp hồ sơ theo hình thức quy định tại điểm d khoản này thì hồ sơ nộp phải được số hóa từ bản chính hoặc bản sao giấy tờ đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
    e) Đối với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà thực hiện xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận đã cấp thì người yêu cầu đăng ký nộp bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

    Theo đó, Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính là một trong những hình thức mà người yêu cầu đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có thể lựa chọn.

    Ngoài ra, khi nộp hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua dịch vụ bưu chính tại các cơ quan:

    - Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

    - Văn phòng đăng ký đất đai;

    - Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

    Thì thì người yêu cầu đăng ký được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu hoặc nộp bản chính giấy tờ hoặc nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP; trường hợp nộp hồ sơ theo hình thức quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì hồ sơ nộp phải được số hóa từ bản chính hoặc bản sao giấy tờ đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

    Có thể nộp hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua dịch vụ bưu chính hay không?Có thể nộp hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua dịch vụ bưu chính hay không? (Hình từ Internet) 

    Việc trả kết quả giải quyết thủ tục cho người yêu cầu đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất

    Việc trả kết quả giải quyết thủ tục cho người yêu cầu đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:

    - Đảm bảo thời gian giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này;

    - Trường hợp chậm trả kết quả giải quyết hồ sơ theo quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính đất đai thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử hoặc qua tin nhắn SMS cho người yêu cầu đăng ký, trong đó nêu rõ lý do;

    - Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp bản sao hoặc bản số hóa các loại giấy tờ thì khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính người yêu cầu đăng ký phải nộp bản chính các giấy tờ thuộc thành phần hồ sơ theo quy định, trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng, quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.

    Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu gồm những nội dung nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, Nội dung đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu gồm:

    - Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý gồm tên, giấy tờ nhân thân, pháp nhân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý;

    - Thông tin về thửa đất gồm số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ, diện tích, loại đất, hình thức sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và các thông tin khác về thửa đất; thông tin về tài sản gắn liền với đất gồm loại tài sản, địa chỉ, diện tích xây dựng, diện tích sàn, diện tích sử dụng, hình thức sở hữu, thời hạn sở hữu và các thông tin khác về tài sản gắn liền với đất;

    - Yêu cầu về đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc quyền quản lý đất hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với thửa đất, tài sản gắn liền với đất;

    - Các yêu cầu khác của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (nếu có).

    saved-content
    unsaved-content
    42
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT