Công tác địa chất đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion trong điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm?
Nội dung chính
Công tác địa chất đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion trong điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có quy định khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion là khoáng sản trong đó các nguyên tố đất hiếm tồn tại ở dạng ion hấp phụ trên bề mặt các khoáng vật sét có trong thành phần vỏ phong hóa.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Công tác địa chất
1. Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion:
a) Sử dụng bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia cùng tỷ lệ điều tra hoặc lớn hơn. Định vị các điểm khảo sát, các công trình khoan tay, khai đào bằng GPS cầm tay;
b) Lộ trình địa chất thu thập đầy đủ các thông tin về địa chất, địa mạo, cấu trúc, kiến tạo, thành phần vật chất, địa chất thủy văn - địa chất công trình, đặc điểm khoáng hóa kết hợp đo gamma mặt đất, phổ gamma mặt đất, xác định nhanh các nguyên tố sử dụng phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay; mạng lưới khảo sát thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
c) Công tác thu thập và thành lập tài liệu nguyên thủy thực hiện theo quy định hiện hành đối với điều tra vỏ phong hóa. Tại các vết lộ vỏ phong hóa, tiến hành:
- Phân chia các đới phong hóa theo đặc điểm, màu sắc, thành phần, xác định chiều dày của chúng.
- Xác định, phân chia các kiểu vỏ phong hóa và chiều dày trên các địa hình khác nhau.
- Phân chia các đới (tầng) phong hóa trong mỗi mặt cắt và lấy mẫu phân tích hàm lượng đất hiếm.
- Lấy mẫu rãnh theo từng đới phong hóa để xác định đặc điểm vỏ phong hóa và khả năng chứa đất hiếm.
d) Lấy mẫu và phân tích mẫu thực hiện theo quy định kỹ thuật hiện hành;
đ) Khoanh định diện phân bố của các thành tạo địa chất, các loại đá gốc bị phong hóa có khả năng tạo quặng đất hiếm; khoanh định các khu vực phát triển vỏ phong hóa, đặc điểm, chiều dày vỏ phong hóa và đới khoáng hóa đất hiếm.
Như vậy, đối với công tác điều tra khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion được thực hiện theo quy định trên.
Công tác địa chất đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion trong điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm? (Ảnh từ Internet)
Quy định về công tác địa chất đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion trong đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT như sau:
Công tác địa chất
1. Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion:
a) Sử dụng bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia cùng tỷ lệ đánh giá hoặc lớn hơn. Định vị các điểm khảo sát bằng GPS cầm tay. Các công trình khoan, khai đào, điểm giao nhau giữa các tuyến trục và tuyến ngang, điểm đầu, điểm cuối tuyến sử dụng tọa độ là kết quả đo trắc địa của đề án;
b) Lộ trình khảo sát theo tuyến đã thiết kế, mật độ tuyến khảo sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
c) Các nội dung đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Yêu cầu kết quả khảo sát thực địa thực hiện theo quy định sau:
- Phải khoanh định sơ bộ chiều dày của tầng phong hoá chứa đất hiếm trên tuyến.
- Xác định các khu vực đạt chỉ tiêu chiều dày tính tài nguyên.
- Dự kiến các vị trí khai đào công trình trên tuyến để đảm bảo mật độ công trình tính tài nguyên cấp 333.
Theo đó, công tác đánh giá khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion đòi hỏi sử dụng bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia cùng tỷ lệ đánh giá hoặc lớn hơn và định vị bằng GPS cùng các kết quả đo trắc địa.
Quá trình khảo sát được thực hiện theo tuyến thiết kế với mật độ và nội dung đánh giá tuân thủ quy định.
Kết quả khảo sát thực địa phải khoanh định sơ bộ được chiều dày tầng phong hóa chứa đất hiếm, xác định các khu vực đạt chỉ tiêu chiều dày tính tài nguyên, và dự kiến vị trí khai đào đảm bảo mật độ công trình phù hợp cho việc tính toán tài nguyên cấp 333.
Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 06 tháng 01 năm 2025.