Kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT

Theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm

    Ngày 21/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm và có hiệu lực từ ngày 06/01/2025.

    Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định nội dung kỹ thuật của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm phần đất liền.

    Tại Điều 2 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT nêu rõ đối tượng áp dụng như sau:

    Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm, gồm: đất hiếm nguyên sinh và đất hiếm dạng hấp thụ ion.

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về khái niệm đất hiếm như sau: Đất hiếm là tên gọi chung của nhóm 17 nguyên tố, bao gồm: Lantan (La), Ceri (Ce), Praseodymi (Pr), Neodymi (Nd), Promethi (Pm), Samari (Sm), Europi (Eu), Gadolini (Gd), Terbi (Tb), Dysprosi (Dy), Holmi (Ho), Erbi (Er), Thuli (Tm), Yterbi (Yb), Luteti (Lu), Scandi (Sc), Yttri (Y).

    Trình tự điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm

    Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định trình tự, tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm như sau: 

    - Trình tự điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện theo theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 42/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn phần đất liền trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

    - Trình tự thăm dò khoáng sản đất hiếm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 30 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.

    - Điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện ở tỷ lệ 1:25.000.

    - Đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện ở tỷ lệ 1:10.000.

    - Thăm dò khoáng sản đất hiếm thực hiện ở tỷ lệ 1:2.000 hoặc tỷ lệ 1:1.000 hoặc tỷ lệ 1:500.

    Như vậy, trình tự điều tra, đánh giá và thăm dò tài nguyên khoáng sản đất hiếm được thực hiện theo các tỷ lệ cụ thể nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc quản lý và khai thác tài nguyên đất hiếm. Các quy định này giúp xác định tiềm năng và giá trị của tài nguyên đất hiếm.

    Kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT

    Kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT (hình từ internet)

    Quy định về việc lập đề án điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm

    Theo Điều 5 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT việc lập đề án điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm được quy định như sau:

    Lập đề án điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm
    1. Đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm:
    a) Đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 42/2016/TT-BTNMT;
    b) Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion ngoài việc thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, quá trình lập đề án cần tổng hợp, xử lý tài liệu viễn thám để khoanh định các khu vực có địa hình, địa mạo thuận lợi cho việc tích tụ khoáng sản đất hiếm;
    c) Phân vùng mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất thực hiện theo quy định sau:
    - Phân vùng mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất đối với điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion thực hiện theo Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
    - Phân vùng mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất đối với điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm nguyên sinh thực hiện theo Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.
    d) Phân loại vùng theo mức độ khó khăn đi lại thực hiện theo Phụ lục VII kèm theo Thông tư này.
    2. Đề án thăm dò khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.

    Như vậy, việc lập đề án điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản đất hiếm phải tuân thủ các quy định như trên.

    Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2025. Tải về để xem. 

    saved-content
    unsaved-content
    59
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT