Khuyến khích áp dụng công nghệ GeoAI trong quá trình điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025

Khuyến khích áp dụng công nghệ GeoAI trong quá trình điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025

Nội dung chính

    Khuyến khích áp dụng công nghệ GeoAI trong quá trình điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025

    Ngày 21 tháng 11 năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm.

    Trong đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có quy định về công nghệ GeoAI là công nghệ ứng dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo trong các công tác tổng hợp, phân tích dữ liệu địa chất.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT như sau:

    Ứng dụng công nghệ GeoAI
    1. Công nghệ GeoAI được khuyến khích áp dụng trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm.
    2. Yêu cầu chung về việc ứng dụng công nghệ:
    a) Nhân AI phải đảm bảo tính bảo mật về tài liệu nguyên thủy;
    b) Thông tin dữ liệu đầu vào gồm cấu trúc địa chất, thông tin về địa chất, mặt cắt địa chất, số liệu địa hóa, địa vật lý, các công trình khoan, các điểm mỏ khoáng sản, địa chất thủy văn, môi trường và các dữ liệu liên quan khác (nếu cần thiết);
    c) Kết quả ứng dụng công nghệ GeoAI cần được đánh giá mức độ tin cậy.

    Theo đó, việc áp dụng công nghệ GeoAI trong điều tra và đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm được khuyến khích áp dụng trong suốt quá trình.

    Quá trình ứng dụng công nghệ GeoAI phải đảm bảo tính bảo mật của tài liệu, thồn tin dữ liệu đầu vào liên quan đến địa chất và môi trường.

    Đồng thời kết quả ứng dụng công nghệ GeoAI cần được đánh giá về mức độ tin cậy.

    Khuyến khích áp dụng công nghệ GeoAI trong quá trình điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025 (Ảnh từ Internet)

    Khuyến khích áp dụng công nghệ GeoAI trong quá trình điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025 (Ảnh từ Internet)

    Ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra, đánh giá được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT như sau:

    Ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra, đánh giá
    1. Sử dụng ảnh vệ tinh siêu phổ để phân tích, luận giải, xác định khu vực có triển vọng khoáng sản đất hiếm.
    2. Trong trường hợp không có nguồn ảnh siêu phổ, phương pháp viễn thám được sử dụng nhằm khoanh định các đối tượng địa chất có tính đồng nhất về thành phần thạch học, mức độ xuất lộ đá gốc, thảm phủ thực vật, mức độ phân cắt địa hình, mật độ giao thông ... để phục vụ công tác điều tra khoáng sản đất hiếm.

    Như vậy, việc ứng dụng công nghệ viễn thám đóng vai trò quan trọng trong điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm.

    Việc sử dụng ảnh vệ tinh siêu phổ giúp xác định khu vực có triển vọng khoáng sản.

    Trong trường hợp không có ảnh siêu phổ, công nghệ viễn thám hỗ trợ khoanh định các đối tượng địa chất có tính đồng nhất về thành phần thạch học, mức độ xuất lộ đá gốc, thảm phủ thực vật,... góp phần phục vụ công tác điều tra khoáng sản đất hiếm.

    Nội dung điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT như sau:

    Nội dung điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm
    1. Thu thập các tài liệu địa chất, địa hóa, địa vật lý, vỏ phong hóa, viễn thám và các tài liệu liên quan khác.
    2. Tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu thu thập được và khảo sát bổ sung (nếu có); luận chứng, xác định đối tượng, phạm vi và tổ hợp phương pháp điều tra. Thành lập các sơ đồ, bản đồ, mặt cắt địa chất, khoáng sản.
    3. Lộ trình điều tra địa chất và khoáng sản kết hợp đo gamma, phổ gamma tại các khu vực có tiền đề và dấu hiệu đất hiếm.
    4. Đo nhanh ngoài hiện trường bằng phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay hoặc tương đương.
    5. Khai đào công trình (vết lộ, hố, hào, giếng) kết hợp đo gamma công trình.
    6. Khoan tay.
    7. Lấy, gia công, phân tích mẫu các loại.
    8. Tổng hợp các tài liệu, kết quả phân tích để xác định các đối tượng khoáng hóa, đối tượng chứa đất hiếm; khoanh định diện phân bố khoáng sản đất hiếm, tính tài nguyên dự báo cấp 334a.
    9. Đề xuất các khu vực có triển vọng để đánh giá khoáng sản đất hiếm ở tỷ lệ 1:10.000.

    Như vậy, về việc điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiểm bao gồm 9 nội dung theo quy định trên.

    Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 06 tháng 01 năm 2025.

    saved-content
    unsaved-content
    215
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT