Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025

Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025? Lập đề án thăm dò,Yêu cầu chung về công tác thăm dò là gì?

Nội dung chính

    Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định đất hiếm là tên gọi chung của nhóm 17 nguyên tố, bao gồm: Lantan (La), Ceri (Ce), Praseodymi (Pr), Neodymi (Nd), Promethi (Pm), Samari (Sm), Europi (Eu), Gadolini (Gd), Terbi (Tb), Dysprosi (Dy), Holmi (Ho), Erbi (Er), Thuli (Tm), Yterbi (Yb), Luteti (Lu), Scandi (Sc), Yttri (Y).

    Theo đó, tại Điều 7 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về việc thăm dò khoáng sản đất hiếm bao gồm những nội dung như sau:

    Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm
    1. Phân chia nhóm mỏ thăm dò; xác định mạng lưới công trình và tổ hợp phương pháp thăm dò.
    2. Thi công các công tác thăm dò.
    3. Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa chất môi trường để xác định điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ khoáng sản đất hiếm.
    4. Tính trữ lượng, tài nguyên khoáng sản đất hiếm.

    Như vậy, việc thăm dò khoáng sản đất hiếm bao gồm 4 nội dung theo quy định trên.

    Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025 (Ảnh từ Internet)

    Nội dung thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025 (Ảnh từ Internet)

    Lập đề án thăm dò khoáng sản đất hiếm được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT như sau:

    Lập đề án điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm
    ...
    2. Đề án thăm dò khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.

    Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT như sau:

    Nội dung đề án thăm dò khoáng sản
    1. Việc lập đề án thăm dò khoáng sản phải căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm: Tài liệu khảo sát, tài liệu địa chất của các giai đoạn trước làm cơ sở cho lựa chọn diện tích và đối tượng khoáng sản thăm dò hoặc kết quả khảo sát, lấy mẫu để khoanh định diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân thực hiện.
    2. Đề án thăm dò khoáng sản bao gồm: Bản thuyết minh, các phụ lục và bản vẽ kỹ thuật kèm theo.
    3. Đề án thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật khoáng sản và có bố cục, nội dung các chương, mục được lập theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

    Như vậy, đề án thăm dò khoáng sản đất hiếm được xây dựng dựa trên kết quả điều tra cơ bản địa chất như các tài liệu khảo sát trước đó hoặc kết quả khảo sát, lấy mẫu do tổ chức, cá nhân thực hiện, nhằm xác định diện tích và đối tượng thăm dò.

    Đề án bao gồm bản thuyết minh, các phụ lục và bản vẽ kỹ thuật, đồng thời phải tuân thủ nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật khoáng sản 2010 và bố cục mẫu được hướng dẫn tại Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.

    Yêu cầu chung về công tác thăm dò được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT như sau:

    Yêu cầu chung về công tác thăm dò
    1. Việc thăm dò từ khái quát đến chi tiết, từ trên mặt xuống dưới sâu, mạng lưới thăm dò từ thưa đến dày, đo vẽ bản đồ địa chất từ tỷ lệ nhỏ đến bản đồ tỷ lệ lớn; phải thực hiện theo nguyên tắc tuần tự các bước điều tra địa chất về khoáng sản.
    2. Phải thu thập đầy đủ các thông tin, số liệu, tài liệu địa chất, địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa chất môi trường; điều kiện khai thác mỏ và kinh doanh khai thác phục vụ cho việc đánh giá, lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ; khoanh định các khu vực và chiều sâu có triển vọng nhất để khai thác.
    3. Trình tự thăm dò được xây dựng trên cơ sở phù hợp với mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất, quy mô trữ lượng và giá trị kinh tế mỏ.
    4. Thực hiện công tác thăm dò trên toàn bộ khu vực và chiều sâu tồn tại thân quặng trong ranh giới được lựa chọn trong đề án thăm dò.

    Theo đó, công tác thăm dò khoáng sản phải tuân thủ nguyên tắc từ khái quát đến chi tiết theo quy định trên.

    Thu thập đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết để phục vụ đánh giá, lập dự án đầu tư và thiết kế mỏ.

    Trình tự thăm dò được xây dựng dựa trên mức độ phức tạp địa chất, quy mô trữ lượng và giá trị kinh tế của mỏ.

    Thực hiện công tác thăm dò trên toàn bộ khu vực và chiều sâu tồn tại thân quặng trong ranh giới được lựa chọn trong đề án thăm dò.

    Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 06 tháng 01 năm 2025.

    saved-content
    unsaved-content
    164
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT