Loading


Công trình có nhiều chủ sở hữu thì trách nhiệm bảo trì công trình thuộc về ai?

Công trình có nhiều chủ sở hữu thì trách nhiệm bảo trì công trình thuộc về ai? Quy định về quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng ra sao?

Nội dung chính

    Công trình có nhiều chủ sở hữu thì trách nhiệm bảo trì công trình thuộc về ai?

    Căn cứ tại và khoản 7 Điều 33 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
    ....
    7. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật có liên quan.
    8. Đối với các công trình chưa bàn giao được cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng theo các nội dung quy định tại Điều này và Điều 31 Nghị định này.

    Như vậy, trong trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Công trình có nhiều chủ sở hữu thì trách nhiệm bảo trì công trình thuộc về ai?

    Công trình có nhiều chủ sở hữu thì trách nhiệm bảo trì công trình thuộc về ai? (Hình từ Internet) 

    Quy trình bảo trì công trình xây dựng gồm những nội dung chính nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

    - Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;

    - Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;

    - Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;

    - Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;

    - Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;

    - Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;

    - Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;

    - Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;

    - Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;

    -Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;

    - Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

    Quy định về quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng ra sao?

    Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, như sau:

    - Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.

    - Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng bước theo quy định tại quy trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

    - Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên. Mức tiền bảo hành không thấp hơn 5% giá trị hợp đồng.

    - Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

    - Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.

    - Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng:

    + Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khắc phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;

    + Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.

    - Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

    + Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng nêu tại khoản 7 Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

    + Kế hoạch bảo trì;

    + Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và định kỳ;

    + Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;

    + Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);

    + Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);

    + Các tài liệu khác có liên quan.

    - Trường hợp áp dụng đầu tư xây dựng dự án PPP

    + Cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng của doanh nghiệp dự án PPP theo quy định của Nghị định này;

    + Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ, bàn giao tài liệu phục vụ bảo trì, hồ sơ bảo trì công trình xây dựng cho cơ quan ký kết hợp đồng trước khi chuyển giao công trình theo quy định tại hợp đồng dự án.

    saved-content
    unsaved-content
    58