Loading


Danh sách hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất áp dụng từ 12/12/2024

Danh sách hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất áp dụng từ 12/12/2024

Nội dung chính

    Danh sách hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất áp dụng từ 12/12/2024

    Ngày 12/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BTNMT, hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm:

    (1) Hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo các biểu, phụ biểu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BTNMT;

    (2) Hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo các biểu, phụ biểu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BTNMT;

    (3) Hệ thống biểu trong kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc Trung ương theo các biểu, phụ biểu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BTNMT;

    (4) Hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo các biểu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BTNMT;

    (5) Hệ thống biểu trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh theo biểu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BTNMT.

    Danh sách hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất áp dụng từ 12/12/2024

    Danh sách hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất áp dụng từ 12/12/2024 (Hình từ Internet)

    Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia gồm những yếu tố nào?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-BTNMT, việc phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia là phân tích những yếu tố như sau:

    (1) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; địa chất; khí hậu; thuỷ văn và các yếu tố khác có liên quan);

    (2) Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên (đất; nước; rừng; biển; khoáng sản và các yếu tố khác có liên quan);

    (3) Phân tích hiện trạng môi trường (không khí; nước; đất; chất thải rắn; sản xuất nông nghiệp và làng nghề; hoạt động khai thác khoáng sản và các yếu tố khác có liên quan);

    (4) Phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất (nước biển dâng; xâm nhập mặn; hoang mạc hóa, sa mạc hóa; xói mòn, sạt lở đất và các yếu tố khác có liên quan).

    Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ những nguyên tắc gì?

    Điều 60 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
    1. Việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tuân thủ nguyên tắc và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
    Quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.
    2. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
    3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh.
    4. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; quy hoạch sử dụng đất của cấp trên bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định được nội dung sử dụng đất đến cấp xã; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
    5. Nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên.
    6. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
    7. Bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; cân đối hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, giữa các thế hệ; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai.
    8. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp phải bảo đảm sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch.
    9. Quy hoạch sử dụng đất các cấp được lập đồng thời; quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn phải được quyết định, phê duyệt trước quy hoạch sử dụng đất cấp thấp hơn. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì các chỉ tiêu sử dụng đất chưa thực hiện hết được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
    10. Kế hoạch sử dụng đất được lập đồng thời với lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cùng cấp. Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng cấp huyện được lập đồng thời với lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

    Như vậy, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định trên.

    Thông tư 29/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2024.

    saved-content
    unsaved-content
    43