Loading


Đất rừng sản xuất có được thế chấp không?

Đất rừng sản xuất có được phép thế chấp không? Điều kiện thế chấp đất rừng sản xuất được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Đất rừng sản xuất có được phép thế chấp không?

    Căn cứ Điều 84 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất có quyền sau đây:

    - Các quyền của chủ rừng quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp năm 2017;

    - Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản xuất do chủ rừng đầu tư;

    - Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ do chủ rừng đầu tư;

    - Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng;

    - Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước;

    - Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;

    - Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất rừng sản xuất là rừng trồng được quyền thế chấp đất bằng giá trị rừng.

    Đất rừng sản xuất có được thế chấp không? (Hình từ internet)

    Đất rừng sản xuất có được thế chấp không? (Hình từ internet)

    Điều kiện thế chấp đất rừng sản xuất?

    Để thực hiện quyền thế chấp đối với đất rừng sản xuất, cá nhân hoặc hộ gia đình cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhậnchuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;
    b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật
    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
    d) Trong thời hạn sử dụng đất;
    đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

     

    Như vậy, người sử dụng đất có quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, bao gồm quyền thế chấp đất rừng sản xuất, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định nêu trên. 

    Một trong số đó là cần có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ, đất không có tranh chấp hoặc đã được giải quyết, quyền sử dụng đất không bị kê biên hay áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, và phải trong thời hạn sử dụng đất mà pháp luật quy định. Điều này đảm bảo rằng các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất diễn ra một cách hợp pháp và minh bạch, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

    Quyền thế chấp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất 

    Căn cứ Điều 84 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về quyền của người sử dụng đất như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ
    1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có quyền sau đây:
    a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
    b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản xuất do chủ rừng đầu tư;
    c) Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ do chủ rừng đầu tư;
    d) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
    đ) Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước;
    e) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;
    g) Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
    2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.


    Như vậy, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có quyền thế chấp bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng. Điều này tạo điều kiện cho người dân có thể sử dụng tài sản của mình một cách linh hoạt và hiệu quả, đồng thời cũng phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến việc quản lý và bảo vệ rừng.

    saved-content
    unsaved-content
    118