Địa chỉ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương ở đâu? Số điện thoại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương?
Nội dung chính
Địa chỉ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương ở đâu? Số điện thoại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương?
Là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh tại Bình Dương. Thông tin liên hệ của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương như sau:
- Địa chỉ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương: Số 321 Phú Lợi, Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương;
- Số điện thoại liên hệ: 02743828035;
- Website: https://stnmt.binhduong.gov.vn.
Địa chỉ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương ở đâu? Số điện thoại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương? (Hình từ Internet)
Có thể nộp đơn giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai không? Nộp hồ sơ bằng phương thức nào?
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định:
Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
a) Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
b) Văn phòng đăng ký đất đai;
c) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
...
Căn cứ quy định trên, Văn phòng đăng ký đất đai là một trong những cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về thủ tục hành chính đất đai. Vì vậy, có thể nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Đồng thời, khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định:
Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính
...
2. Phương thức nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân được lựa chọn nộp hồ sơ theo các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
c) Nộp tại địa điểm theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
d) Nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công cấp tỉnh hoặc hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ hoặc hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh đối với trường hợp hồ sơ không yêu cầu nộp bản chính;
đ) Khi nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a và điểm c khoản này, người nộp hồ sơ được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu hoặc nộp bản chính giấy tờ hoặc nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Trường hợp nộp hồ sơ theo phương thức quy định tại điểm b và điểm d khoản này thì nộp bản sao giấy tờ đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc phải được số hóa từ bản chính.
...
Như vậy, có các phương thức nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai như trên.
Thủ tục hành chính đất đai bao gồm những thủ tục hành chính nào?
Khoản 1 Điều 223 Luật Đất đai 2024 quy định:
Các thủ tục hành chính về đất đai
1. Các thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:
a) Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất;
b) Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
c) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thủ tục đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp;
d) Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
đ) Thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất;
e) Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;
g) Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;
h) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
i) Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai;
k) Thủ tục hành chính khác về đất đai.
...
Như vậy, có các thủ tục hành chính về đất đai nêu trên.
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai là gì?
Điều 224 Luật Đất đai 2024 quy định:
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
1. Bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
2. Bảo đảm phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đã nộp.
4. Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện bằng hình thức trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
5. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.
Như vậy, có 05 nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai theo quy định trên.