Loading


Diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum

Diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum tại Quyết định 65/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum

Nội dung chính

    Diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum

    Căn cứ Điều 2 Quyết định 65/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum thì công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình xây dựng tạm, dễ dàng tháo dỡ gồm nhà nghỉ, lán, trại để phục vụ cho người lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp; bảo quản nông sản, chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ lao động.

    Diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum được quy định tại Điều 3 Quyết định 65/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum, như sau:

    Diện tích khu đất (tổng diện tích của một hoặc nhiều thửa đất liền kề) từ 2.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2) được sử dụng tổng diện tích đất để xây dựng công trình không quá 25mét vuông (m2).

    - Diện tích khu đất từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) được sử dụng tổng diện tích đất để xây dựng công trình không quá 50 mét vuông (m2).

    - Diện tích khu đất từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2) được sử dụng tổng diện tích đất để xây dựng công trình không quá 100 mét vuông (m2) .

    - Diện tích khu đất từ 50.000 mét vuông (m2) đến 300.000 mét vuông (m2) được sử dụng tổng diện tích đất để xây dựng công trình không quá 200 mét vuông (m2) .

    - Diện tích khu đất trên 300.000 mét vuông (m2) được sử dụng tổng diện tích đất để xây dựng công trình không quá 300 mét vuông (m2) .

    Lưu ý: Quyết định 65/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum quy định diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum (trừ trường hợp xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa, đất lâm nghiệp và điện tích khu đất có đất nông nghiệp sử dụng kết hợp trong thửa đất có đất ở).

    Diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kom Tum

    Diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum (Hình từ Internet) 

    Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp có cần xin giấy phép xây dựng?

    Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định như sau:

    Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
    ...
    2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
    a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
    b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
    c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

    Bên cạnh đó, tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

    Xây dựng công trình tạm
    1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:
    a) Thi công xây dựng công trình chính;
    b) Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.

    ...

    Như đã đề cập, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình xây dựng tạm với mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp, nếu công trình được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm thì sẽ được miễn giấy phép xây dựng.

    Quy định về xây dựng công trình tạm ra sao?

    Căn cứ Điều 131 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, như sau:

    (1) Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:

    + Thi công xây dựng công trình chính;

    + Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản (2).

    (2) Đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 131 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.

    (3) Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.

    (4) Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 131 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    50