Loading


Điều kiện để cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?

Điều kiện để cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì? Khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được hưởng các quyền lợi gì?

Nội dung chính

    Điều kiện để cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Nhà ở 2023 về điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

    Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
    1. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này phải là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
    2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật.
    3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 của Luật này phải không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, theo quy định Luật Nhà ở 2023 về điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cụ thể:

    - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Phải là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật và pháp luật về kinh doanh bất động sản.

    - Tổ chức nước ngoài: Cần có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.

    - Cá nhân nước ngoài: Thuộc nhóm đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam không được hưởng quyền ưu đãi hoặc miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật.

    Điều kiện để cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?Điều kiện để cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

    Khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được hưởng các quyền lợi gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật Nhà ở 2023 quy định về quyền của cá nhân nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

    Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
    2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 của Luật này có quyền của chủ sở hữu đối với nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
    a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu nhà ở theo đúng số lượng quy định tại Điều 19 của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;
    b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 của Luật này hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 16 của Luật này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở;
    c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và được gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
    Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
    Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    d) Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;
    đ) Trước khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền tặng cho hoặc bán nhà ở này cho đối tượng thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc tài sản công.
    Trường hợp bên được tặng cho, mua nhà ở là đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này thì có quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

    Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam, nhưng phải tuân thủ các quy định: chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, hoặc thừa kế nhà ở theo số lượng quy định và cần Giấy chứng nhận. Nếu nhận tặng cho hoặc thừa kế nhà ở vượt quá số lượng quy định hoặc thuộc khu vực an ninh thì chỉ được hưởng giá trị nhà ở.

    Cá nhân nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tối đa 50 năm, có thể gia hạn một lần, và trường hợp kết hôn với công dân Việt Nam sẽ có quyền sở hữu như công dân. Trước khi hết thời hạn, cá nhân nước ngoài có thể tặng cho hoặc bán nhà ở cho đối tượng đủ điều kiện sở hữu tại Việt Nam; nếu không thực hiện, nhà ở sẽ thuộc tài sản công. Các bên nhận tặng cho hoặc mua nhà ở từ tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có quyền theo quy định pháp luật.

    Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Luật Nhà ở 2023 là gì?

    Căn cứ theo Điều 3 Luật Nhà ở 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

    - Xâm phạm quyền sở hữu: Không được xâm phạm quyền sở hữu nhà ở của cá nhân hoặc tổ chức.

    - Cản trở quản lý: Không cản trở việc thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng nhà ở.

    - Phê duyệt dự án không phù hợp: Không được quyết định hoặc phê duyệt dự án xây dựng nhà ở trái với quy hoạch đã được phê duyệt.

    - Xây dựng trái phép: Không được xây dựng hoặc cải tạo nhà ở trên đất không được phép, không đúng quy hoạch hoặc tiêu chuẩn.

    - Chiếm dụng trái pháp luật: Không được chiếm dụng hoặc lấn chiếm diện tích nhà ở của người khác, cải tạo hoặc xây dựng mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.

    - Huy động vốn sai quy định: Không được ký kết hoặc thực hiện huy động vốn cho phát triển nhà ở khi chưa đủ điều kiện; không được sử dụng sai mục đích nguồn vốn.

    - Giao dịch không đúng quy định: Không thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà ở (mua bán, cho thuê, thế chấp, v.v.) khi chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

    - Hành vi quản lý nhà chung cư:

    + Không đóng phí bảo trì hoặc quản lý kinh phí sai quy định.

    + Gây ô nhiễm hoặc tiếng ồn, xả chất thải không đúng quy định.

    + Tự ý thay đổi mục đích sử dụng chung cư hoặc chuyển đổi công năng mà không được phép.

    + Gây mất trật tự, an toàn cháy nổ trong khu vực chung cư.

    + Kinh doanh các dịch vụ gây ô nhiễm hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn.

    - Sử dụng nhà ở sai mục đích: Không được dùng nhà ở riêng lẻ cho các mục đích kinh doanh gây ô nhiễm, tiếng ồn, hoặc ảnh hưởng đến an toàn xã hội mà không tuân thủ quy định pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    17