Loading


Điều tra viên trong vụ án hình sực có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

Vừa qua, gia đình tôi có một số mâu thuẫn về tranh chấp đất với gia đình hàng xóm, do không kìm chế được bản thân nên em tôi có đánh ông hàng xóm tỷ lệ thương tật 15 %, do đó mà bên dó đã báo công an, muốn đưa em tôi đi tù. Theo đó, là quá trình làm việc của phía điều tra viên của bên công an, tôi muốn biết rõ về vai trò của điều tra viên, cụ thể: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Điều tra viên trong vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên được quy định như sau:

    (1) Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

    - Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

    Lập hồ sơ vụ án hình sự;

    Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

    Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

    Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

    Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

    Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

    (2) Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.

    Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

    saved-content
    unsaved-content
    34