Loading


Đo vẽ lại bản đồ địa chính trong trường hợp nào mới nhất 2024?

Đo vẽ lại bản đồ địa chính trong trường hợp nào mới nhất 2024? Chỉnh lý bản đồ địa chính dựa trên căn cứ nào? Quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính dựa trên cơ sở gì?

Nội dung chính

    Đo vẽ lại bản đồ địa chính trong trường hợp nào mới nhất 2024?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định đo vẽ lại bản đồ địa chính như sau:

    - Việc đo vẽ lại bản đồ địa chính được thực hiện đối với khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng có biến động trong các trường hợp sau đây:

    (1) Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng và “dồn điền đổi thửa” làm thay đổi toàn bộ các bờ vùng, bờ thửa;

    (2) Khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp;

    (3) Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa;

    (4) Khu vực đã có bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp ảnh hàng không, phương pháp bàn đạc bằng máy kinh vĩ quang cơ trước ngày Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành, có tỷ lệ nhỏ hơn so với tỷ lệ cần phải đo vẽ theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

    Như vậy, việc đo vẽ lại bản đồ địa chính được thực hiện đối với khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng có biến động trong 04 trường hợp theo quy định như trên.

    Đo vẽ lại bản đồ địa chính trong trường hợp nào mới nhất 2024?

    Đo vẽ lại bản đồ địa chính trong trường hợp nào mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

    Chỉnh lý bản đồ địa chính dựa trên căn cứ nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định bản đồ địa chính được chỉnh lý dựa trên một trong các căn cứ sau đây:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);

    + Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    + Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành; kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của cấp có thẩm quyền;

    + Các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến thửa đất;

    + Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới mà hồ sơ địa giới hành chính đã được thiết lập;

    - Văn bản của cơ quan có chức năng quản lý đất đai các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện có sai sót của bản đồ địa chính hoặc phản ánh về ranh giới thửa đất bị thay đổi do sạt lở, sụt đất tự nhiên;

    - Văn bản về thay đổi chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật;

    - Văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền có nội dung dẫn đến thay đổi trong chia mảnh và thay đổi số thứ tự mảnh bản đồ địa chính;

    - Kết quả kiểm tra của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đối với trường hợp người sử dụng đất có văn bản phản ánh về các sai khác thông tin của thửa đất.

    Như vậy, việc thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính dựa trên một trong những căn cứ theo quy định nêu trên.

    Quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính dựa trên cơ sở gì?

    Căn cứ theo điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính cụ thể như sau:

    - Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp như sau:

    + Có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền;

    + Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai;

    + Kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất;

    + Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên;

    + Người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính;

    - Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa;

    - Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.

    Như vậy, để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính phải dựa trên những cơ sở theo quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    60