Loading

10:23 - 02/11/2024

Đối tượng và hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế được quy định như thế nào?

Đối tượng và hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện, chế độ đối với người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Đối tượng nào đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 141/2024/NĐ-CP như sau:

    Đối tượng đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
    1. Người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và cam kết tuân thủ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, chỉ được đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện hợp pháp của người đó.
    2. Phạm nhân, trại viên, học sinh trường giáo dưỡng (sau đây gọi là đối tượng quản lý) nghiện các chất dạng thuốc phiện trước khi được đưa vào quản lý trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (sau đây gọi là cơ sở quản lý) tự nguyện tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và cam kết tuân thủ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (không bao gồm phạm nhân trong trại giam), chỉ được đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện hợp pháp của người đó.

    Như vậy, đối tượng đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế bao gồm những người nghiện tự nguyện cam kết tuân thủ điều trị.

    Đối với người nghiện từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi, yêu cầu phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện hợp pháp.

    Ngoài ra, phạm nhân, trại viên, học sinh trường giáo dưỡng nghiện các chất dạng thuốc phiện trước khi được đưa vào cơ sở quản lý cũng có thể đăng ký tham gia điều trị nếu tự nguyện và cam kết tuân thủ.

    Đối tượng và hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế được quy định như thế nào? (Ảnh từ Internet)Đối tượng và hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế được quy định như thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
    1. Đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy:
    a) Đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế phải có xác nhận của người đại diện hợp pháp của người làm đơn;
    b) Bản sao Quyết định tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
    2. Đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế:
    a) Đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế phải có xác nhận của người đại diện hợp pháp của người làm đơn;
    b) Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 109/2021/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy (sau đây gọi là Nghị định số 109/2021/NĐ-CP).

    Theo đó, hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế bao gồm các tài liệu khác nhau tùy theo từng đối tượng.

    Đối với người nghiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ cần có đơn đăng ký và bản sao quyết định tham gia điều trị theo Mẫu số 10.

    Tải Mẫu số 10.

    Đối với người nghiện tự nguyện, hồ sơ bao gồm đơn đăng ký theo Mẫu số 09 và phiếu xác định tình trạng nghiện ma túy theo Mẫu số 04.

    Tải Mẫu số 09.

    Tải Mẫu số 04.

    Đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi, đơn đăng ký phải có xác nhận từ người đại diện hợp pháp.

    Người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo chế độ nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 141/2024/NĐ-CP như sau:

    Chế độ đối với người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
    1. Nguồn kinh phí mua thuốc thay thế để cấp miễn phí cho người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế gồm:
    a) Ngân sách nhà nước;
    b) Nguồn tài trợ, viện trợ, đầu tư, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
    c) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
    2. Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí khám sức khỏe, chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong cơ sở quản lý.
    3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 95% chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đối với các đối tượng sau đây:
    a) Thương binh;
    b) Người bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
    c) Người thuộc hộ nghèo;
    d) Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa;
    đ) Trẻ em mồ côi;
    e) Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

    Như vậy, người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế được hỗ trợ tài chính từ nhiều nguồn, bao gồm ngân sách nhà nước, tài trợ và các nguồn hợp pháp khác.

    Ngân sách nhà nước chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho những người tham gia tại cơ sở quản lý và hỗ trợ ít nhất 95% chi phí cho các đối tượng đặc biệt như thương binh, người nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên, người thuộc hộ nghèo, người cao tuổi cô đơn, trẻ mồ côi, và người khuyết tật nặng.

    Nghị định 141/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.

    saved-content
    unsaved-content
    53