Loading


Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì theo quy định hiện nay?

Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì theo quy định hiện nay? Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa có được phép gây thoái hóa đất trồng lúa?

Nội dung chính

    Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì theo quy định hiện nay?

    Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.

    (Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP)

    Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì theo quy định hiện nay?

    Gây thoái hóa đất trồng lúa là gì theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

    Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa có được phép gây thoái hóa đất trồng lúa?

    Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như sau:

    Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
    1. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
    a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;
    b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;
    c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
    d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;
    đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
    e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
    2. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
    4. Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Nghị định này được thống kê là đất trồng lúa.

    Như vậy, một trong những nguyên tắc khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là không được gây thoái hóa đất.

    Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa ra sao?

    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp tỉnh, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh theo mẫu; thời gian ban hành trước 30 tháng 11 năm trước của năm kế hoạch.

    - Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp xã và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp huyện, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn huyện theo mẫu; thời gian ban hành trước ngày 15 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.

    - Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và nhu cầu chuyển đổi của người sử dụng đất trồng lúa, ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn xã theo mẫu; thời gian ban hành trước ngày 30 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.

    Thời hạn sử dụng đất trồng lúa là bao lâu?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Đất sử dụng có thời hạn
    1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 171 của Luật này, thời hạn sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
    a) Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng trong hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất, thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại điểm này mà không phải làm thủ tục gia hạn;
    b) Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất nhưng không quá 50 năm;
    c) Thời hạn giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất được xem xét, quyết định theo thời hạn hoạt động của dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
    Đối với các dự án có thời hạn hoạt động trên 50 năm theo quy định của Luật Đầu tư thì thời hạn giao đất, cho thuê đất theo thời hạn của dự án nhưng không quá 70 năm.
    Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.
    Trường hợp không phải lập dự án đầu tư thì thời hạn sử dụng đất được xem xét trên cơ sở đơn xin giao đất, cho thuê đất nhưng không quá 50 năm;
    d) Thời hạn cho thuê đất xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đất thì được Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác; thời hạn gia hạn hoặc cho thuê đất khác không quá thời hạn quy định tại khoản này.
    ...

    Như vậy, thời hạn sử dụng đất trồng lúa hiện nay là 50 năm.

    saved-content
    unsaved-content
    54