Giao nộp sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính cho UBND cấp xã gồm những gì?
Nội dung chính
Giao nộp sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính cho UBND cấp xã gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2.1 khoản 2 Điều 23 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định đơn vị thi công giao nộp sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính cho cơ quan chủ đầu tư để sử dụng ở UBND cấp xã bao gồm như sau:
- Biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính; Ghi chú điểm tọa độ địa chính; Biên bản bàn giao mốc địa chính; Thông báo về việc chôn mốc, xây tường vây bảo vệ mốc địa chính: 01 bộ;
- Bản đồ địa chính dạng giấy và dạng số: 01 bộ;
- Sổ mục kê đất đai dạng giấy và dạng số: 01 bộ;
- Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính: 01 bộ;
- Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính: 01 bộ;
- Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo vẽ bản đồ địa chính: 01 bộ;
- Biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính: 01 bộ.
Như vậy, việc giao nộp sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính cho UBND cấp xã bao gồm những giấy tờ theo quy định như trên.
Giao nộp sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính cho UBND cấp xã gồm những gì? (Hình từ Internet)
Đo đạc lập bản đồ địa chính bao gồm những hoạt động gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính như sau:
- Đo đạc lập mới bản đồ địa chính đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính gắn với hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia;
- Đo đạc lập lại bản đồ địa chính đối với khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng đã thay đổi ranh giới của 75% thửa đất trở lên khi thực hiện dồn điền, đổi thửa;
+ Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa; khu vực đã có bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp ảnh hàng không, phương pháp bàn đạc bằng máy kinh vĩ quang cơ có tỷ lệ bản đồ nhỏ hơn so với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ theo quy định;
+ Khu vực đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp;
- Đo đạc bổ sung bản đồ địa chính thực hiện đối với khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín phạm vi đơn vị hành chính, bao gồm cả khu vực đã đo khoanh bao trên mảnh bản đồ địa chính trước đó nhưng chưa đo chi tiết đến từng thửa đất;
- Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện với khu vực đã có bản đồ địa chính khi có sự thay đổi một trong các yếu tố về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính;
- Số hóa, chuyển hệ tọa độ bản đồ địa chính thực hiện ở những khu vực chỉ có bản đồ địa chính giấy lập trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ HN-72 nay chuyển thành bản đồ địa chính số trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (sau đây gọi là hệ VN-2000);
- Trích đo bản đồ địa chính được thực hiện riêng đối với từng thửa đất hoặc nhiều thửa đất trong phạm vi một mảnh trích đo bản đồ địa chính theo tỷ lệ cần thành lập đối với nơi chưa có bản đồ địa chính.
Như vậy, hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính được thực hiện dựa theo quy định cụ thể như trên.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thì chỉnh lý số thứ tự mảnh bản đồ địa chính ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung điểm 1.5 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định chỉnh lý số thứ tự mảnh bản đồ địa chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như sau:
(1) Trường hợp nhập xã:
- Số thứ tự các mảnh bản đồ địa chính của xã sau khi sáp nhập mà có trụ sở Ủy ban nhân dân xã mới được giữ nguyên, số thứ tự các mảnh bản đồ ghép vào được đánh lại tiếp theo số thứ tự mảnh bản đồ lớn nhất.
- Các yếu tố thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ; sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả biên tập bản đồ.
- Đối với các mảnh bản đồ địa chính có đường địa giới xã cũ đi qua thì thực hiện việc ghép mảnh bản đồ địa chính hoặc giữ nguyên mảnh bản đồ địa chính cũ.
(2) Trường hợp tách xã thành các xã riêng biệt:
- Thực hiện đánh lại hoặc giữ nguyên số thứ tự mảnh bản đồ địa chính theo từng xã mới.
- Chỉnh lý các thông tin bản đồ địa chính theo xã mới, các thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ, sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả biên tập bản đồ.
(3) Trường hợp tách một phần xã để hợp nhất với xã khác:
- Giữ nguyên số thứ tự các mảnh bản đồ địa chính đối với phần diện tích còn lại của xã bị tách (phần diện tích không bị sáp nhập với xã khác) và số thứ tự các mảnh bản đồ địa chính của xã nhập (xã sáp nhập một phần diện tích của xã kia vào), chỉnh lý lại số thứ tự mảnh bản đồ địa chính đối với phần diện tích bị tách ra theo số tiếp theo số thứ tự mảnh bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất của xã nhập.
- Các thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ; sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả biên tập bản đồ.
(4) Trường hợp giải thể các xã chỉ còn cấp huyện (đơn vị hành chính cấp huyện không có xã):
- Thực hiện chỉnh lý các thông tin bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính mới.
- Các thông tin của bản đồ địa chính thuộc đơn vị hành chính xã cũ được ghi chú ngoài khung bản đồ.
- Sổ mục kê và các tài liệu liên quan khác được chỉnh lý theo kết quả của bản đồ địa chính sau chỉnh lý.
- Trường hợp thực hiện đo đạc mới bản đồ địa chính, trích đo địa chính (trừ trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm) thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật giao cho cấp huyện và cấp xã trên phạm vi địa bàn.
Như vậy, việc chỉnh lý số thứ tự mảnh bản đồ địa chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được thực hiện dựa theo quy định như trên.