Loading


Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm những gì?

Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm những yếu tố nào? Phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường có phải là chính sách của Nhà nước không?

Nội dung chính

    Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm những gì?

    Căn cứ khoản 37 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    ...
    24. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc môi trường và công trình bảo vệ môi trường khác.
    ...

    Như vậy, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm các thành phần chính sau đây:

    - Hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải.

    - Hệ thống quan trắc môi trường.

    - Công trình bảo vệ môi trường khác.

    Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm những gì?

    Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

    Phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường có phải là chính sách của Nhà nước không?

    Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường quy định như sau:

    Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
    1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
    2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
    3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
    ...

    Theo đó, phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường là một trong những chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

    Thời hạn của giấy phép môi trường thay đổi ra sao theo đề nghị của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất?

    Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về nội dung giấy phép môi trường quy định như sau:

    Nội dung giấy phép môi trường
    1. Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
    2. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
    a) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
    b) Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
    c) Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
    d) Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
    đ) Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
    3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
    a) Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;
    b) Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
    c) Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
    d) Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường;
    đ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
    e) Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).
    4. Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
    a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
    b) 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
    c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
    d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
    5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu giấy phép môi trường.

    Như vậy, thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất.

    saved-content
    unsaved-content
    63