Loading


Hành vi ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống bị phạt như thế nào?

Ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống có phải vi phạm không? Hành vi ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống bị phạt như thế nào?

Nội dung chính

    Ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống có phải vi phạm không?

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư theo khoản 8 Điều 3 Luật Nhà ở 2023, bao gồm:

    - Không đóng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư (sau đây gọi chung là kinh phí bảo trì); quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì không đúng quy định của pháp luật về nhà ở;

    - Cố ý gây thấm dột; gây tiếng ồn, độ rung quá mức quy định; xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc không đúng nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư; sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; chăn, thả gia súc, gia cầm; giết mổ gia súc trong khu vực nhà chung cư;

    - Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; thay đổi, làm hư hại kết cấu chịu lực; chia, tách căn hộ không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

    - Tự ý sử dụng phần diện tích và trang thiết bị thuộc quyền sở hữu chung, sử dụng chung vào sử dụng riêng; thay đổi mục đích sử dụng phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng;

    - Gây mất trật tự, an toàn, cháy, nổ trong nhà chung cư; kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ và ngành, nghề gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    - Kinh doanh vũ trường, karaoke, quán bar; kinh doanh sửa chữa xe có động cơ; hoạt động kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; kinh doanh dịch vụ nhà hàng mà không bảo đảm tuân thủ yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, có nơi thoát hiểm và chấp hành các điều kiện kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

    Mặc dù quy định không đề cập rõ ràng về hành vi ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống là hành vi bị nghiêm cấm nhưng hành động này có khả năng sẽ gây mất trật tự, an toàn trong nhà chung cư. Hơn nữa, có thể luật không quy định rõ nhưng nội quy nhà chung nhà chung cư sẽ quy định cụ thể về vấn đề này để đảm bảo an toàn, trật tự cho nhà chung cư và cư dân sinh sống, người khác trong nhà chung cư.

     Hành vi ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

    Hành vi ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống bị phạt như thế nào?

    Quy định xử phạt hành chính hiện nay không có quy định xử phạt trực tiếp đối với hành vi ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống, trường hợp nội quy nhà chung cư có quy định thì thực hiện theo quy định đó.

    Việc ném đồ vật như thế này nếu rơi trúng vào căn hộ của người khác, vào người khác hay tài sản của người khác … thì có thể bị xử phạt theo điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Cụ thể, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu.

    Trường hợp cố ý ném đồ vào người khác, làm cho người đó bị thương tật thì có thể bị xử phạt về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Ngoài ra, nếu hành vi ném đồ này thuộc một trong các trường hợp bị xử phạt tương tự thì sẽ bị xử phạt theo quy định đó.

    Hành vi cố tình ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống làm cho một người nào đó bị thương nặng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

    Trường hợp này có thể xét đến tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự. Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:

    Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    - Có tổ chức;

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    - Có tính chất côn đồ;

    - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Như vậy, hành vi cố tình ném đồ vật từ trên nhà chung cư xuống làm cho một người nào đó bị thương nặng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại này từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp vừa nêu ở trên.

    saved-content
    unsaved-content
    47